Học sinh khuyết tật là những học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể (như tay, chân, mắt,...) hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật (các tật về mắt, tật về chân tay,...), những điều này khiến cho việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội không?
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, ta thấy người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng phải đáp ứng điều kiện là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật mà không phải tất cả những người khuyết tật.
Căn cứ xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật sẽ dựa trên quy định tại Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022.
Người khuyết tật có được hỗ trợ chi phí mai táng không?
Chế độ hỗ trợ chi phí mai táng đối với người khuyết tật được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
“1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.”
Theo quy định trên có thể thấy, đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi mất sẽ được hỗ trợ mai táng phí. Do đó người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ thuộc trường hợp được hỗ trợ tiền mai táng này.
Anh bạn thuộc trường hợp khuyết tật nặng do đó bạn sẽ được nhận hỗ trợ chi phí mai táng khi lo hậu sự cho anh trai của bạn.
Chế độ đối với người bị khuyết tật nặng đang nuôi con nhỏ
Theo quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật thì Người khuyết tật nặng đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng.
- Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi là một phẩy năm (1,5).
- Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình là một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng.
Như vậy, nếu chị bạn nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì đồng thời được hưởng hai chế độ nêu trên.
- Bước 1: Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng lập hồ sơ theo quy định tại điểm c của thủ tục này, trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ xác nhận trên hệ thống mạng đã nhận đủ hồ sơ hoặc lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả và đồng thời chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn.
Trong thời hạn 04 ngày làm việc từ ngày nhận bản khai và giấy chứng tử (05 ngày làm việc nếu kèm Hồ sơ làm giấy chứng tử ) hợp lệ, UBND cấp xã có trách nhiệm: thực hiện cấp giấy chứng tử trong thời hạn 01 ngày làm việc, chuyển Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận trong thời hạn 02 ngày làm việc, lập danh sách báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí cho đối tượng 03 ngày làm việc và scan hồ sơ chuyển qua mạng điện tử, đồng thời luân chuyển hồ sơ gốc đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời hạn 02 ngày làm việc.
- Bước 2: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bản điện tử kèm bản gốc hợp lệ, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Hội cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký công văn và scan hồ sơ chuyển qua mạng điện tử, đồng thời chuyển hồ sơ gốc đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
Lưu ý: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện ngay khi nhận được hồ sơ do UBND cấp xã chuyển đến, nếu thấy hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp xã thông báo cho người nộp hồ sơ biết, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho người đến nộp hồ sơ, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
- Bước 3: Trong thời gian 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bản điện tử kèm bản gốc hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Hội cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí, scan kết quả lên mạng điện tử đồng thời chuyển kết quả và chế độ hỗ trợ cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để chuyển UBND cấp xã trả cho người dân. Trường hợp người dân có yêu cầu, có thể nhận chế độ mai táng phí trực tiếp tại cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc nhận qua dich vụ bưu chính công ích.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận một cửa UBND cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến.
- Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1, Mẫu UQ. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc hồ sơ làm giấy chứng tử;
- Hồ sơ của người có công với cách mạng.
d) Thời hạn giải quyết: 20 - 21 ngày làm việc (tính luôn thời gian luân chuyển hồ sơ từ cấp xã lên cấp huyện, cấp huyện lên tỉnh và ngược lại), trong đó:
- Cấp xã : 04 - 05 ngày;
- Cấp huyện : 07 ngày;
- Cấp tỉnh : 09 ngày;
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - TB&XH;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - TB&XH;
- Cơ quan phối hợp thực hiện (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; Hội CCB tỉnh; đơn vị dịch vụ bưu chính công ích của tỉnh.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định trợ cấp một lần và giải quyết mai táng phí.
+ Bản khai hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (Mẫu TT1 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí”.
- Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 28/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất; hỗ trợ chi phí mai táng; hưởng mai táng phí trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước;
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
- Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Thủ tục Giải quyết chế độ mai táng phí đối với cựu chiến binh
Bước 1: Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH);
- Hồ sơ của người có công với cách mạng.
1.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng cựu chiến binh.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã,
Cơ quan phối hợp: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,
Cơ quan/ người có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp mai táng phí.
1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản khai hưởng chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (Mẫu TT1 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
- Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/04/2020) quy định chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh như sau:
- Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
- Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
=> Để hiểu rõ hơn bạn tham khảo thêm Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trả lời như sau:
Theo Khoản 3, Điều 7 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định thì khi người có công với cách mạng chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về BHXH. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH thì mai táng phí do BHXH chi trả.
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, đối với người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết. Ngoài ra, thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần tùy thuộc vào điều kiện đối với thân nhân.
Như vậy, khi đối tượng là người có công với cách mạng đồng thời là người đang hưởng lương hưu chết thì thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật BHXH.
Bên cạnh tiền lương thì giáo viên dạy học sinh khuyết tật có thêm các khoản phụ cấp cũng như các chế độ khác. Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo quy định hiện hành như sau:
Câu hỏi: Tôi là giáo viên dạy học sinh khuyết tật thì được nhận trợ cấp bao nhiêu, tôi có được hưởng các chế độ gì không? Quy định hiện nay về chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật như thế nào?