Học Tiếng Anh Như Chơi Game

Học Tiếng Anh Như Chơi Game

Thực hành các câu căng thẳng trong tương lai với 'Going To'.

Learn Letter Names and Sounds with ABC Trains

Learn Letter Names and Sounds with ABC Trains là game phù hợp với trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ học hỏi và làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh thông qua xe lửa và đường sắt. Đây là một cách tiếp cận vô cùng dễ thương và phù hợp với trẻ nhỏ.

Game này được thiết kế riêng cho trẻ mẫu giáo

Ở đây trẻ có thể tự mình tìm hiểu bảng chữ cái bằng cách xây dựng đường sắt, từ đó học được những cái tên, hình dạng của các chữ cái. Đồng thời, trẻ còn được học viết các chữ cái bằng cách theo dõi toa tàu và chữ cái hiện lên trên đường ray xe lửa.

Kids Spelling Matching Game – ứng dụng vừa học vừa chơi cho trẻ

Kids Spelling Matching Game hướng dẫn trẻ đánh vần chính tả, chọn đối tượng ghép phù hợp với từ vựng đã học. Game thiết kế những hình ảnh quen thuộc theo phong cách dễ thương, sinh động, tạo cho trẻ sự hứng thú trong quá trình học đánh vần.

Những tựa game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em tạo cho trẻ sự hứng thú trong quá trình học

Game sẽ cung cấp 5 từ và hình ảnh, nhiệm vụ của trẻ là xác định đúng từ phù hợp với hình ảnh. Màn hình sẽ hiển thị đường màu xanh nếu trẻ khớp chính xác, và màu đỏ khi chưa chính xác. Với cách chơi đơn giản này, trẻ có thể dễ dàng làm quen và chơi game mà không gặp khó khăn nào khi sử dụng.

Tải thêm: 5 ứng dụng học tiếng Anh trên máy tính miễn phí cho trẻ em

Kids Preschool Learning Game

Kids Preschool Learning Game là một game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong khoảng 3 – 6 tuổi. Giao diện trò chơi được thiết kế dễ thương, có nhiều màu sắc bắt mắt, và những hiệu ứng âm thanh vui nhộn, hấp dẫn. Đây đang là một trong những tựa game nổi tiếng, thu hút trẻ em vừa chơi vừa học tiếng Anh.

Kids Preschool Learning Game giúp trẻ phát triển tư duy thông qua việc tiếp xúc với bài toán, chữ cái

Bên cạnh đó, những trò chơi ở Kids Preschool Learning Game còn hỗ trợ các bé phát triển tư duy, rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng tập trung khi tiếp xúc các con số, chữ cái, bài toán… hay xử lý những tình huống được đưa ra. Từ đó, vốn từ vựng của trẻ sẽ được tăng cường, mở rộng một cách hiệu quả.

Wordalot game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em kích thích tư duy não bộ

Wordalot là game giải câu đố với hơn 1.000 cấp độ từ đơn giản đến nâng cao, thách thức não bộ các bé hoạt động tối đa trong mỗi lượt chơi. Game cung cấp kiến thức cho trẻ, đồng thời còn giúp các bé học từ vựng tiếng Anh ghi nhớ được lâu hơn.

Wordalot có hơn 1.000 cấp độ thách thức não bộ của các bé

Từ các gợi ý trong mỗi bức tranh và các chữ cái điền ngang dọc sẵn có, game tạo cơ hội cho các bé sáng tạo trong tư duy, và nâng cao vốn ngoại ngữ của các bé.

Word Cookies! Game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em học từ vựng

Word Cookies là một trò chơi vô cùng thú vị và cuốn hút đối với trẻ em. Các bé sẽ được làm quen với việc kiểm tra giới hạn chính tả và từ vựng của mình thông qua vô vàn thử thách nhằm tạo ra nhiều từ nhất có thể.

Cách chơi game cực kỳ đơn giản: bé chỉ cần vuốt cookie bảng chữ cái trên chảo để đánh vần các từ và đổ đầy lọ bánh quy của Jack với các từ bổ sung mà trẻ tìm thấy.

Ứng dụng game vừa học tiếng Anh vừa chơi miễn phí này giúp trẻ học được nhiều từ mới

Điểm đặc biệt của tựa game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em này là game kích thích được sự tư duy, tính sáng tạo của trẻ. Đồng thời hình thành nhiều từ vựng mới lạ, độc đáo cho trẻ, giúp trẻ nhớ được từ vựng lâu hơn bởi chính trẻ khám phá ra những từ đó.

Nâng cao hiệu quả học từ vựng qua trò chơi nối từ tiếng Anh, cách chơi đơn giản; giúp con ghi nhớ từ vựng tự nhiên.

Duolingo game tiếng Anh vừa học vừa chơi cho trẻ

Một tựa game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khác, nổi tiếng trên toàn thế giới là Duolingo. Duolingo giúp bé học tiếng Anh thông qua những trò chơi như lật thẻ tranh, ghép nghĩa của từ, chọn đáp án đúng….  Trong khi chơi game, trẻ sẽ kiếm được điểm cho các câu trả lời đúng và chạy đua với đồng hồ bấm giờ để thăng cấp.

Với Duolingo trẻ sẽ được học tiếng Anh từ những phần cơ bản nhất

Trẻ hoàn toàn có thể chia sẻ cấp bậc với bạn bè, thúc đẩy động lực học tiếng Anh với nhau và cùng nhau nâng cao kiến thức tiếng Anh. Các bài học được lồng ghép trong nhiều trò chơi, chia thành các phần nhỏ nhưng đem lại hiệu quả học tập rất lớn cho trẻ.

Word Bingo ứng dụng game đố chữ vừa học vừa chơi tiếng Anh

Nếu con bạn yêu thích trò chơi đố chữ, thì Word Bingo sẽ là một trong những lựa chọn mà bạn nên cân nhắc. Trò chơi này sẽ kích thích sự sáng tạo, và nâng cao vốn từ vựng của trẻ. Game còn có bảng xếp hạn thi đấu nên trẻ có thể cạnh tranh với bạn bè, đây là động lực cho trẻ cố gắng và phát huy tối đa năng lực về ngôn ngữ của mình.

Game Word Bingo giúp trẻ phát huy tối đa năng lực về ngôn ngữ

Game được thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sinh động, bắt mắt, trẻ sẽ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình chơi game. Ngược lại, những âm thanh vui tươi sẽ càng làm thời gian chơi game của trẻ trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết.

Learn to Read: Kids Games là một tựa game tiếng Anh miễn phí cho trẻ em sử dụng flashcard. Game có nhiều lựa chọn minigame được thiết kế xoay quanh khái niệm từ vựng để trẻ em ở độ tuổi từ 3 – 9 tuổi có thể học cách đọc các từ đơn giản.

Trẻ từ 3 – 9 tuổi có thể sử dụng ứng dụng vừa học vừa chơi tiếng Anh này để cải thiện kĩ năng đọc tiếng Anh của mình

Game xây dựng việc dạy trẻ kỹ năng đọc một cách đơn giản, vui vẻ và hiệu quả. Qua trò chơi, trẻ có thể học được các từ vựng, ngữ âm, kỹ năng đọc… theo cách của người bản xứ. Với đồ họa nhiều màu sắc, âm thanh vui tươi, những bài học ở đây trở nên sinh động và trẻ sẽ cảm thấy dễ tiếp thu hơn.

Với 8 tựa game giúp ứng dụng vừa học vừa chơi mà chúng tôi vừa điểm qua ở trên, ba mẹ có thể cân nhắc thêm một số ứng dụng học tiếng Anh qua game trả phí.

Khi anh em chơi game thì thế nào cũng có các từ “chuyên ngành” hoặc từ viết tắt về các yếu tố trong game. Tuy nhiên, gần như toàn bộ các tựa game hiện nay đều do nước ngoài phát triển, chủ yếu dùng tiếng Anh nên nhiều khi làm anh em khó hiểu. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích 35 từ và thuật ngữ thường gặp để anh em hiểu game hơn và hiểu bạn bè quốc tế đang nói gì.

Các game AAA thường là các tựa game của các nhà phát triển lớn như EA, Ubisoft, … Các game này thường có kinh phí sản xuất rất cao và chi phí marketing cũng cao nốt. Nếu anh em muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thể đọc lại bài viết này.

Đây là khái niệm ám chỉ các con “lính phụ” hoặc “trùm phụ” khi anh em đánh trùm chính trong một game nào đó. Thường thì chúng ta sẽ phải để ý né tránh các con “trùm phụ” này và đồng thời vẫn phải tiếp tục gây sát thương lên trùm chính.

Là từ viết tắt của “away from keyboard” nếu dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “không đụng đến bàn phím”, hoặc gần gũi hơn với anh em game thủ Việt là “thoát trận giữa chừng”.

Đây là khái niệm chỉ các đối thủ không phải do con người điều khiển trong các chế độ chơi mạng (multiplayer). Một số game multiplayer sẽ cho anh em chơi với bot để tập luyện cũng như lập chiến thuật hợp lý trước khi đi đánh trận thật.

Buff là khi nhà phát triển game tăng sức mạnh cho một nhân vật, vũ khí nào đó, và nerf thì ngược lại. Người ta thường sử dụng từ này khi nhà phát triển điều chỉnh sức mạnh của nhân vật hoặc vũ khí trong các game online.

Đây là thuật ngữ ám chỉ một kẻ địch nào đó “ăn” rất nhiều đạn mới chết. Ví dụ: đáng lẽ chỉ cần 2-3 viên đạn là giết được một người nhưng anh em phải xả đến 30 viên tên đó mới lăn ra chết thì nhân vật đó được gọi là Bullet Sponge.

Camping hoặc camp ám chỉ hành động người chơi cứ ngồi một chỗ, không di chuyển bất kỳ nơi nào khác trên bản đồ. Trong các game bắn súng thì camp ám chỉ việc anh em ngồi một góc đợi quân địch đến rồi “làm thịt”, kiểu “há miệng chờ sung”. Trong các game MOBA như Liên Minh Huyền Thoại thì thường ám chỉ việc đối phương liên tục xuất hiện tại một khu vực nào đó.

Đây là thuật ngữ ám chỉ việc liên tục sử dụng một chiến thuật để chiến thắng. Ví dụ: anh em chơi game đối kháng nhưng chỉ sử dụng đúng một combo để hành đối thủ.

Khi anh em chơi các tựa game multiplayer thì clan là một nhóm nhỏ game thủ thường chơi chung với nhau. Mục tiêu là thành lập các đội tuyển để thi đấu nhưng đây là do game thủ tự thành lập với nhau chứ không phải đội tuyển chuyên nghiệp.

Trong các tựa game có sử dụng chiêu thức thì cooldown là khoảng thời gian hồi lại chiêu sau mỗi lần sử dụng.

Đây là từ chỉ việc sử dụng các loại vật liệu thu thập trong game để tạo ra các vật phẩm có ích hơn. Nếu dịch sang tiếng Việt thì crafting có nghĩa là “đập đồ, nâng cấp” đấy.

DLC là từ viết tắt của downloadable content. Đây là các phần game phụ anh em mua hoặc tải thêm sau khi đã mua phần game chính. Nó có thể chứa nhân vật mới, trang phục mới, mở rộng cốt truyện, vân vân. Anh em có thể tìm hiểu chi tiết hơn về DLC qua bài viết này.

DRM là từ viết tắt của digital rights management. Đây là công cụ chống crack game, sao chép và tung lên Internet. Nếu anh em muốn tìm hiểu về DRM thì có thể xem lại bài viết về Denuvo, một loại DRM phổ biến tại đây.

Easter Egg là những thông điệp, tính năng ẩn được nhà phát triển bí mật chèn vào game. Thông điệp này có thể là lời cảm ơn, một tin nhắn hài hước, hoặc là một thứ gì đó… kinh dị chẳng hạn.

FPS là từ viết tắt của thể loại game first-person shooter – bắn súng góc nhìn thứ nhất. Các tựa game này sẽ cho phép anh em nhìn thế giới trong game thông qua đôi mắt của nhân vật. Các game nổi tiếng của thể loại này là CS:GO, Call of Duty,…

Glitch hay bug được hiểu là một trục trặc ngoài ý muốn xảy ra khi chúng ta chơi game. Khi bị glitch thì nhân vật có thể bị kẹt trong tường, mắt lé, biết bay, hoặc nặng hơn là đứng máy.

Grinding ám chỉ hành động chơi đi chơi lại nhiều lần để đạt kết quả mong muốn. Ví dụ: anh em đánh thắng trùm cuối rồi nhưng muốn luyện tập cho đến khi thắng và không trúng bất kỳ đòn nào; hoặc cứ đè nó ra đánh để lên cấp cho nhanh.

Hitscan là khái niệm nói về các loại vũ khí trong game, thường là game FPS, có viên đạn bay trúng mục tiêu ngay khi anh em click chuột. Game FPS có hitscan anh em thường gặp là CS:GO, Đột kích,…

HP là từ viết tắt của health point hoặc hit point, hay trong tiếng Việt là thanh máu đấy anh em.

HUD là từ viết tắt của heads-up display và thường hiện thông tin trong game như thanh máu, bản đồ nhỏ, thời gian hồi chiêu,…lên màn hình khi chơi.

K/D là từ viết tắt của Kill/Death hay dịch sang tiếng việt là tỉ lệ số lần giết người trên số lần bị giết. Ví dụ nếu anh em giết 10 mạng, chết 5 mạng thì K/D là 2, nếu giết 5 mạng chết 10 mạng thì K/D là 0,5.

Lag là thuật ngữ chỉ việc anh em click chuột, nhấn bàn phím nhưng màn hình trong game thì không nhúc nhích. Để tìm hiểu về lag thì anh em xem thêm bài viết này nhé.

MMORPG là từ viết tắt của massively multiplayer online role-playing game hay tạm dịch sang tiếng Việt là “game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi”. Đây là thể loại game có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chơi với nhau cùng lúc, và tựa game quen thuộc nhất có lẽ là World of Warcraft.

MP là từ viết tắt của magic point, hay nhiều anh em game thủ Việt sẽ biết với cái tên là mana. Đây là năng lượng cần thiết để anh em sử dụng một chiêu thức nào đó.

Noob là một từ để chỉ một người mới biết chơi một game nào đó hoặc để xúc phạm người khác vì họ chơi dở như những người mới biết chơi.

NPC là từ viết tắt của non-player character và là các nhân vật không phải do người chơi điều khiển, thường được lập trình sẵn để thực hiện các hành động nhất định, hoặc đứng yên cho có mặt đông đủ.

Ping là đơn vị đo thời gian dữ liệu di chuyển từ PC của anh em đến máy chủ rồi quay ngược về. Ping càng thấp thì càng tốt, càng cao thì sẽ càng cảm nhận được độ lag. Anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn về ping qua bài viết này nhé.

PvP là từ viết tắt của player versus player, dịch sang tiếng Việt nghĩa là người chơi chiến đấu với người chơi khác. Còn PvE là viết tắt của player versus environment, dịch sang tiếng Việt nghĩa là người chơi sẽ chiến đấu với một nhân vật nào đó do máy tính điều khiển.

Pwned là một từ để ám chỉ sự vượt trội so với người khác khi chơi game. Ví dụ nếu anh em bắn CS:GO thắng mười mấy ván liên tiếp thì có thể nói đã pwned team địch.

QTE là từ viết tắt của quick-time event. Nếu anh em thường hay chơi game có cốt truyện dài thì thỉnh thoảng game sẽ yêu cầu anh em nhấn nhanh một phím nào đó, nếu không nhấn sẽ thua luôn.

Ragequit là từ ám chỉ việc thoát game đột ngột khi đang chơi vì bực tức một ai đó trong game hoặc có việc đột xuất khác.

RNG là từ viết tắt của random number generator, nếu dịch sang tiếng Việt là yếu tố ngẫu nhiên trong game. Để tìm hiểu kỹ hơn về RNG thì anh em có thể xem lại bài viết này.

RPG là từ viết tắt của thể loại role-playing game hay game nhập vai. Thường thì mấy game này sẽ có cốt truyện sâu sắc và anh em có thể nâng chỉ số của nhân vật lên bằng cách chiến đấu hoặc đánh nhau với quái.

Sandbox là một loại game cực kỳ “mở”, cho phép anh em làm bất cứ điều gì mình thích. Ví dụ điển hình nhất của thể loại game này chính là Minecraft.

XP là từ viết tắt của experience point, nếu dịch sang tiếng Việt là điểm kinh nghiệm. Có rất nhiều thể loại game có điểm XP, anh em có thể dùng điểm XP để lên cấp hoặc tăng sức mạnh kỹ năng, vũ khí,…

Trên đây là 35 thuật ngữ phổ biến trong game anh em có thể gặp hoặc nghe thấy khi chơi. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc và giúp anh em chơi game vui vẻ hơn!