DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Để làm nhân viên massage cần những yêu cầu gì?
Như vậy, bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Nhân viên massage tiếng Anh là gì?”. Để làm một nhân viên massage không hề đơn giản, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn và nhiều yêu cầu khác nữa.
Yêu cầu đầu tiên của một nhân viên massage là phải có ngoại hình ưa nhìn hoặc tương đối ưa nhìn. Bên cạnh đó, nhân viên massage đa số là nữ bởi họ cần kỹ tính, nhẹ nhàng, ân cần và có khả năng chịu đựng khá tốt khi gặp phải những vị khách khó tính.
Để làm tốt công việc, nhân viên massage cũng phải là những người có thể linh hoạt về thời gian làm việc. Giờ đông khách thường là sau giờ làm, buổi tối hoặc cuối tuần. Vì vậy, nhân viên massage cần linh hoạt thời gian làm việc để có thể làm việc vào những khung giờ trên.
Mặt khác, kỹ năng chuyên môn là yêu cầu bắt buộc đối với một người nhân viên massage. Các cơ sở spa và chăm sóc sắc đẹp đều yêu cầu nhân viên có tay nghề cao, có kinh nghiệm thì càng tốt. Những kỹ năng massage, bấm huyệt trị liệu, kỹ năng sử dụng thảo dược… người nhân viên massage đều cần phải nắm rõ và thành thạo.
Massage có nhiều loại, bao gồm: Massage trị liệu, massage hương liệu, massage bằng đá nóng, massage mô sâu, massage bấm huyệt, massage Thái, massage cho bà bầu, massage thể thao, massage lưng, ấn huyệt đạo…
Bên cạnh đó, nếu làm việc trong các cơ sở chăm sóc sắc đẹp thì bạn cần có thêm kiến thức về chăm sóc da, làm đẹp… để tư vấn cho khách.
Nhân viên massage tiếng Anh là gì?
Trên thực tế, bản thân từ “massage” cũng là một từ mượn trong tiếng Anh. Massage có thể được hiểu là “ấn nhẹ”, dùng để chỉ một phương pháp giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức trên cơ thể thông qua các tác động vật lý “nhẹ nhàng”. Một số động tác phổ biến trong massage bao gồm: xoa bóp, nhào nặn, day ấn, vỗ rung, bấm chặt, đấm… Hiện nay, ở nhiều địa phương người ta còn sử dụng thảo dược hoặc thảo mộc kèm với quá trình massage.
Trong tiếng Anh có sự phân biệt giữa nhân viên massage nam và nhân viên massage nữ, tương tự như bồi bàn nam (waiter) và bồi bàn nữ (waitress). Nhân viên massage nam trong tiếng Anh được gọi là masseur, phiên âm là /mæˈsɜː(r)/. Trong khi đó, nhân viên massage nữ trong tiếng Anh gọi là masseuse, phiên âm là /mæˈsɜːz/.
Tiếng Anh sử dụng trong nghề massage
Tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới và có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề, bao gồm cả nghề massage. Hơn nữa, nhân viên massage biết tiếng Anh có thể làm việc trong các cơ sở massage cao cấp và nhận được mức thu nhập cũng đãi ngộ tốt hơn. Chính vì vậy mà bạn nên tham khảo một số từ vựng và mẫu câu tiếng Anh sử dụng trong nghề massage sẽ được liệt kê ngay sau đây.
Spa packages: Gói chăm sóc toàn thân
Foot/ Hand massage: Xoa bóp thư giãn chân/ tay
Book someone an appointment: Đặt lịch cho ai đó
Oily skin: Da nhờn, da nhiều dầu
Cleansing milk/ Cleanser: Sữa rửa mặt
Bên cạnh việc ghi nhớ những từ vựng cần thiết trong nghề massage thì bạn cũng cần học một số câu giao tiếp cơ bản để có thể giao tiếp với khách và hiểu được yêu cầu của họ. Sau đây là một số câu giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh được sử dụng trong nghề massage.
How may I help you? – Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
What kind of massage would you like? – Quý khách muốn loại massage nào?
Would you like to have a body massage? – Quý khách muốn mát xa toàn thân phải không?
Please change your clothes over there. – Mời quý khách thay đồ ở đằng kia.
Wash your hand, please. – Mời quý khách rửa tay.
Is it ok to begin? – Bắt đầu được chưa?
Please lie on your back/ stomach/ left side/ right side. – Mời quý khách nằm ngửa/ nằm sấp/ nằm nghiêng bên trái/ nằm nghiêng bên phải.
How do you feel? – Quý khách cảm thấy thế nào?
Is there any area that needs more work? – Quý khách có muốn mát xa chỗ nào nhiều hơn không?
Is there any area that is painful? – Quý khách có cảm thấy đau ở chỗ nào không?
Is this pressure ok? – Tôi ấn thế này đã được chưa?
Mức thu nhập dành cho nghề nhân viên massage
Mức lương cho công việc nhân viên massage phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề và chính sách lương của từng cơ sở. Mức lương dao động trong khoảng 7 – 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tại các spa hay cơ sở chăm sóc sắc đẹp cao cấp, nếu bạn làm tốt và có thể chia sẻ với khách các liệu pháp chăm sóc da, thư giãn hoặc làm đẹp, bạn còn có thể nhận được tiền tip từ khách. Số tiền tip có thể khá nhiều nếu bạn làm tốt và được nhiều khách tip.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy nghề massage. Các khóa học massage có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng tùy thuộc vào nội dung bạn muốn học. Hơn nữa, bạn có thể vừa học vừa thực hành tại chỗ.
Chi phí bỏ ra để học nghề massage là tương đối hợp lý. Mức phí thấp nhất có thể chỉ từ 2 triệu đồng. Tùy thuộc vào nội dung bạn muốn học và mức độ mà bạn muốn đạt được, chi phí học nghề massage có thể lên đến 10 triệu đồng hoặc hơn nữa.
Nếu bạn có nhu cầu học massage thì nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở uy tín, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Quan trọng nhất là bạn cần học từ những giảng viên có chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Bạn nên tham khảo những cơ sở đào tạo được nhiều người lựa chọn, xem kỹ đánh giá để không bị mất tiền “oan” mà chẳng học được gì.
Như vậy, bạn đã biết được nhân viên massage tiếng Anh là gì và một số từ vựng cùng mẫu câu sử dụng trong nghề massage. Massage được rất nhiều người ưa thích bởi có thể giúp con người ta thư giãn, thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy ở nước ta có một số định kiến về nghề nhân viên massage, tuy nhiên ngày nay nghề này ngày càng phổ biến hơn và được biết đến nhiều hơn. Nếu bạn có đam mê với nghề thì cứ mạnh dạn theo đuổi nhé!
Cùng phân biệt 2 khái niệm dễ gây nhầm lẫn là production và manufacturing nhé! - Manufacturing là quá trình chế tạo ra sản phẩm thông qua việc thực hiện các hoạt động kỹ thuật như cắt, gia công, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Manufacturing thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, điện tử và máy móc. - Production bao gồm toàn bộ quá trình từ việc thiết kế sản phẩm đến việc sản xuất, đóng gói và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nó bao gồm cả các hoạt động như marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Production là quá trình toàn diện hơn so với manufacturing, bao gồm cả các hoạt động không liên quan đến sản xuất trực tiếp. Vì vậy, đôi khi manufacturing được coi là một phần của production. Cả hai khái niệm này đều rất quan trọng trong kinh doanh và công nghiệp, vì chúng giúp đưa sản phẩm từ ý tưởng đến thực tế và đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Cùng phân biệt Corporate customers (khách hàng doanh nghiệp) và Personal customers (khách hàng cá nhân) nhé! - Corporate customers (khách hàng doanh nghiệp): Là những khách hàng doanh nghiệp hoặc tổ chức, thường có quy mô lớn hơn và cần mua hàng hoá hoặc dịch vụ trong số lượng lớn hơn, có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ hoặc giá cả, thường có quan hệ kinh doanh lâu dài. Ví dụ: Coca Cola purchases office equipment such as computers, printers, and furniture for their employees. (Coca Cola mua thiết bị văn phòng như máy tính, máy in và đồ nội thất cho nhân viên của họ.) - Personal customers (khách hàng cá nhân): Là khách hàng cá nhân mua hàng hoá hoặc dịch vụ cho nhu cầu cá nhân của mình, thường mua hàng với số lượng ít hơn và không yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ hoặc giá cả, có quan hệ kinh doanh thường không kéo dài lâu. Ví dụ: Samantha goes to a local grocery store to purchase groceries for herself and her family. (Samantha đến một cửa hàng tạp hóa địa phương để mua đồ tạp hóa cho bản thân và gia đình.)