Ngủ Sớm Dậy Muộn

Ngủ Sớm Dậy Muộn

Cập nhật ngày: 11/07/2015 11:23:27

Cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ

Khi cơ thể đi vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi. Nhiệt độ phòng quá cao khiến bạn bị khó ngủ, do đó, hãy hạ nhiệt độ khi bạn chuẩn bị đi ngủ và làm ấm lên khi bạn thức dậy.

Mỗi người sẽ thích nghi với một nền nhiệt độ khác nhau. Vì vậy hãy chọn một nhiệt độ phòng tương thích với cơ thể mình

Ngoài ra, việc tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen cũng giúp đẩy nhanh sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Sau khi tắm nước nóng, cơ thể bạn hạ nhiệt, điều này có thể gửi tín hiệu đến não rằng bạn đang muốn đi ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tắm nước nóng trước khi đi ngủ có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng giấc ngủ.

Cơ thể luôn ở trong tình trạng căng thẳng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Do đó, ngồi thiền tập yoga sẽ là một bộ môn giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các động tác yoga sẽ giúp bạn tập được các cách thở và chuyển động cơ thể linh hoạt, đem lại sự yên tĩnh về tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Phương pháp này còn có thể có tác động tích cực đến các thông số giấc ngủ như chất lượng, hiệu quả và thời gian. Giống như yoga, duy trì thói quen ngồi thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Trước khi đi ngủ hãy chọn ngồi thiền 30 phút để vào giấc ngủ dễ hơn

Công cụ giúp dễ đi vào giấc ngủ nhất chính là nệm và bộ ga giường. Đây là những vật dụng ảnh hưởng đến độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn các loại nệm có độ cứng vừa phải để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

Chất lượng của chiếc gối cũng rất quan trọng. Nó có khả năng quyết định đến sự thoải mái và đường cong cổ. Một nghiên cứu nhỏ đã xác định rằng gối chỉnh hình sẽ tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ so với gối lông vũ hoặc đệm mút.

Ngoài ra, chất liệu của vải quần áo cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Hãy chọn những bộ quần áo có chất vải mềm, thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt.

Cuối cùng, chất liệu vải của quần áo mặc đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên chọn quần áo thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2

Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Hoóc môn insulin đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe, cho phép tế bào hấp thụ lượng đường trong máu, từ đó duy trì đường huyết ổn định.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2, các tế bào trở nên kháng insulin. Điều này có nghĩa là tế bào không thể hấp thụ được đường glucose trong máu như bình thường.

Ngoài ra, nếu một người mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm thì việc kiểm soát đường huyết sẽ khó khăn hơn, theo Medical News Today.

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Một trong những nguyên nhân làm cho mất ngủ là do trước khi ngủ bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu. Việc xem tivi, điện thoại, máy tính sẽ trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra sẽ ngăn chặn sự sản sinh melatonin.

Do đó, bạn nên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại di động,... trước khi đi ngủ.

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, bạn có thể xông tinh dầu để thư giãn, giải tỏa stress cũng ngủ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Những mùi hương được yêu thích nhất như: Hoa oải hương, bạc hà, hoa hồng gấm, tinh chất chanh, cam.

Caffeine có tác dụng chống lại sự mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo. Nó có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm và đồ uống như: Sôcôla, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực,... Chất kích thích này có thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và thời lượng ngủ.

Mặc dù tác động của caffeine ở mỗi người là khác nhau nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên uống một loại trà nhẹ nhàng như trà hoa cúc để thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn.

Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên.

Thời gian bắt đầu đi ngủ sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về cấu trúc và chất lượng giấc ngủ. Nhưng nhìn chung, đi ngủ muộn hơn có thể đồng nghĩa với việc sẽ ngủ ít hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lựa chọn ngủ sớm, chẳng hạn như những người làm ca đêm hay gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Ngủ sớm sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và góp phần kiểm soát cân nặng

Ngủ sớm có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau:

Một trong những lợi ích đầu tiên cần nhắc đến khi ngủ sớm là tăng cường miễn dịch. Khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các protein gọi là cytokine. Những cytokine này rất quan trọng đối với sức khỏe.

Khi chúng ta khỏe mạnh, cytokine hoạt động như chất truyền tin hóa học đến các tế bào, từ đó duy trì chức năng hệ miễn dịch. Khi chúng ta bệnh, cytokine sẽ kích thích hệ miễn dịch, tùy thuộc vào mối đe dọa mà cơ thể sẽ có phản ứng thích hợp.

Hơn nữa, một số cytokine thực sự giúp ích cho giấc ngủ. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tạo cytokine của cơ thể cũng như số lượng tế bào và kháng thể có chức năng chống nhiễm trùng.

Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ngủ sớm hơn 1 giờ có thể giúp da sáng khỏe hơn. Ngược lại, thiếu ngủ sẽ tác động tiêu cực đến da. Cụ thể, thiếu ngủ sẽ gây quầng thâm mắt, khiến da kém hồng hào hơn, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến da và làm da nhợt nhạt.

Hơn nữa, một số hoóc môn nhất định sẽ hoạt động trong khi ngủ, trong đó có somatotropin. Đây là một loại hoóc môn tăng trưởng mang lại lợi ích cho da, chẳng hạn như phục hồi và giúp da trông đầy đặn hơn.

Ngủ không đủ giấc sẽ làm mất cân bằng các hoóc môn quan trọng như leptin và ghrelin, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tăng tiết hoóc môn căng thẳng cortisol, dẫn đến cơ thể tích trữ nhiều mỡ thừa hơn.