To experience full interactivity, please enable Javascript in your browser.
So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật
Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Là văn bản được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
– Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Bộ luật, được Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành, là văn bản mang tính pháp lý cao nhất và được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định.
– Văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, được các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Văn bản dưới luật mang tính pháp lý thấp hơn văn bản luật. Thường được dùng để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn cho văn bản luật.
Sau khi xem hết bài viết ở trên của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả chắc hẳn đã hiểu được về các loại văn bản dưới luật và không bị nhầm lẫn với các loại văn bản luật nữa. Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.
I. Lịch sử Hàn Quốc (so sánh với Việt Nam)
Nhìn lại lịch sử hình thành đất nước Hàn Quốc chúng ta thấy có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Theo truyền thuyết TanGun, vào khoảng năm 2333 trước Công nguyên, bộ tộc đầu tiên của Hàn Quốc đã dựng lên nước Cổ Choson. Có nhiều nghi vấn về việc giải thích khởi thuỷ lập quốc bằng truyền thuyết, nhưng mốc thời gian khoảng năm 2333 trước Công nguyên cũng tương đương với thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam. Điều này cho thấy lịch sử dân tộc Hàn đã hình thành từ rất lâu. Chúng ta có thể thấy được sự giống nhau này trong lịch sử dụng nước của Việt Nam. Theo truyền thuyết, cha của Lạc Long Quân, ông tổ của dân tộc Việt Nam chính là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Đế Minh là cháu đời thứ ba của Thần Nông, một trong các vị Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc. Thế nhưng, điều tôi muốn nói ở đây không phải là xuất thân của Lạc Long Quân mà tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam cũng như Hàn Quốc có lịch sử và truyền thống văn hoá rất lâu đời như Trung Quốc. Các công trình khảo cổ cho thấy rằng quốc gia được thành lập đầu tiên ở Hàn Quốc là vào khoảng thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên.
Quốc gia đầu tiên Cổ Choson đã thông qua giao thương, tích luỹ của cải vật chất, đồng thời xây dựng quân đội hùng mạnh đến mức có thể đối đầu với Trung Quốc. Thế nhưng, vào thời nhà Hán, Cổ Choson bị xâm lược và sau một thời gian dài chống xâm lược, đã bị thất thủ hoàn toàn vào năm 108 trước Công nguyên. Nhà Hán chia miền Bắc Bán đảo Hàn ra làm 4 quận. Giống như Hàn Quốc, Việt Nam bị nhà Hán xâm lược vào năm 111 trước Công nguyên, trước Hàn Quốc 3 năm, rốt cuộc, nước Nam Việt bị chinh phục và bị người Hán chia thành 3 quận (Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam).
Qua các cuộc đấu tranh, bốn quận mà nhà Hán lập ra bị xoá bỏ, ba quốc gia tự trị được thành lập: Koguryo, Paekche và Shilla, Bán đảo Hàn chuyển sang thời kỳ Tam Quốc. Thời kỳ Tam Quốc được hình thành từ khoảng đầu sau Công nguyên đến khoảng giữa thế kỷ thứ VII. Đặc biệt, nước Koguryo, thời đó, với quân đội hùng mạnh đã đứng lên chống lại các âm mưu, bè phái của quân đội nhà Tuỳ và Đường của Trung Quốc, cho thấy sức mạnh tương xứng không kém gì Trung Quốc thời bấy giờ. Nước Paekche triển khai các hoạt động giao thương sôi nổi với ngoại quốc, từng có quan hệ mậu dịch với vương quốc Phù Nam, thời gian theo sử sách ghi lại là khoảng thế kỷ thứ VI. Shilla là quốc gia phát triển muộn hơn nhưng luôn phát triển lực lượng, sử dụng sức mạnh ngoại giao để liên kết với các nước khác và đến giữa thế kỷ thứ VII thì thống nhất toàn bộ Bán đảo Hàn, kết thúc thời kỳ Tam Quốc. Trong cuộc chiến thống nhất Bán đảo Hàn, Shilla đã kết hợp với nhà Đường Trung Quốc nhưng cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng nề qua các trận chiến ác liệt. Sau đó, quốc gia Shilla đã tiếp thu các thành quả của văn hoá quốc tế, du nhập văn hoá nhà Đường, nhưng phát triển ở mức cao hơn như: du nhập Phật giáo, gửi học sinh đi du học, triển khai các hoạt động giao lưu văn hoá. Hiện nay, các thành tựu văn hoá thời Shilla như chùa Phật Quốc am Sok Kul và cố đô Kyong Ju- thủ phủ của Shilla đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Thông qua những thành tựu văn hoá này chúng ta có thể thấy được nền văn hoá Shilla đã phát triển thật rực rỡ. Trong lịch sử Bắc thuộc ở Việt Nam, đã nổi lên các cuộc đấu tranh giành độc lập của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế. Dưới sự cai trị của nhà Hán, Việt Nam do ảnh hưởng của Trung Quốc, đã có những bước phát triển lớn về văn hoá, giáo dục. Sự phát âm giống nhau của một số từ gốc Hán như “chú ý” hay “đồng ý” giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính là kết quả của sự ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc thời nhà Đường.
Từ khoảng thế kỷ thứ X đến thứ XIV, nước Cổ Choson, đã có quan hệ giao lưu quốc tế và trao đổi thương mại rất sôi nổi. Chế độ thi cử mà ông Voltaire, nhà triết học Ánh Sáng Pháp cho là chế độ tuyển dụng quan chức hợp lý nhất, đã có từ thế kỷ thứ X ở Hàn Quốc. Chấn hưng giáo dục bằng cách thành lập Quốc Tử Giám như Đại hoạ quốc gia bây giờ. Vào thời Koryo, chế độ chính trị cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ triết lý Khổng Giáo. Thế nhưng, trong cuộc sống hằng ngày thì Đạo Phật có sức ảnh hưởng hơn cả. Nhìn lại lịch sử Việt nam, Việt Nam giành lại độc lập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 10 đến năm 1070 nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu và ban hành chế độ thi cử từ năm 1075, và vào năm 1076 đã cho xây Quốc Tử Giám. Tư tưởng xã hội trọng tâm trong các đời Lý, Trần đều là Phật Giáo, tương tự như Koryo. Quan hệ Lịch sử giữa Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ XIII, trong đó, ấn tượng nhất là sự hiện Hoàng tử Lý Long Tường của nhà Lý vượt biển đến Hàn Quốc sinh sống. Hoàng tử Lý Long Tường đã lập nên họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc. Một số hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường cũng đã về Việt Nam đầu tư và làm ăn rất thành công.
Từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX, triều đình Choson đã du nhập triết lý của Chu Hy từ Trung Quốc rồi từ nền tảng đó, nghiên cứu phát triển học thuyết Lý học Tân Khổng giáo Cho Son. Thời Choson, với nền tảng là chủ nghĩa nhân đạo của Khổng giáo đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, trong đó, đáng kể nhất về tính sáng tạo là sự sáng tạo ra Chữ Hàn (Han Gưl). Vị vua đời thứ tư của Choson, Vua Se Jong, một đấng minh quân, đã ghi trong phần đề tựa của sách ‘Huấn Dân Chính Âm’ rằng “Tiếng dân ta khác với tiếng nói của Trung Quốc. Đáng tiếc là dân ta không thể thể hiện hết ý nghĩa của nó nên trẫm sáng tạo ra chữ Han Gưl mà ai cũng có thể dễ dàng sử dụng”. Han Gưl là một ngôn ngữ được sáng tạo theo nguyên lý khoa học, nền tảng là một bảng chữ cái gồm 24 nguyên âm và phụ âm, một hệ thống chữ cái đơn giản nhất trên thế giới. Han Gưl rất dễ viết theo âm thanh phát ra, vì vậy, hiện tại nó được giới thiệu làm chữ viết cho các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết độc lập ở các vùng Đông Timor và Siberia. “Văn hoá ký lục” đặc biệt thăng hoa trong thời kì Choson và nhờ vào sự ghi chép hàng ngày của các quan văn nên khi Vua Choson qua đời thì vẫn còn để lại bộ “Choson thực lục” ghi lại tất cả các sự kiện khi vua trị vì. ‘Huấn Dân Chính Âm’, ‘Choson thực lục’, ‘Chức Tri tâm kinh’, ‘Nhật ký Viện Sung Jung’ (sách ghi chép về cách thức xử lý công việc tại Ngự thư phòng) được chỉ định đưa vào Di sản ký lục UNESCO. Thời kỳ Choson, thay cho các loại hình văn hoá của tầng lớp cai trị và giới quý tộc thời Shilla thống nhất và Koryo hoa lệ, loại hình văn hoá đại chúng mang tính thực tế rất phát triển. Ở Việt Nam, sau thời kỳ Hậu Lê, tư tưởng Khổng giáo không những ăn sâu vào chính trị mà nó chi phối mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Dưới thời phong kiến, Việt Nam cũng có bộ ‘Đại Nam thực lục’ tương tự như ‘Cho Son thực lục’. Từ thời Koryo đến khoảng giữa nửa thế kỷ XIX, hàng chục sứ thần của Việt Nam và Hàn Quốc đã gặp nhau ở Bắc Kinh – Trung Quóc và kết giao thâm tình thông qua trao đổi về văn chương, thi ca. Đặc biệt, nửa sau thế kỷ XVI, Lee Su Kwang (Lý Tuý Quang)và Phùng Khắc Khoan đã gặp nhau tại Bắc Kinh, hai người đã bầy tỏ sự tôn kính và hâm mộ lẫn nhau, đồng thời trao đổi thơ văn xướng hoạ. Lee Su Kwang đã đích thân viết lời Tựa cho tập thơ của Phùng Khắc Khoan. Và khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, cũng có cuộc gặp gỡ giữa Hong Kye Hee (Hồng Khải Hy) với Lê Quý Đôn. Hai bên đã đánh giá rất cao văn chương cũng như phong cách thơ của nhau. Ông Hong Kye Hee cũng đã viết lời Tựa cho một tác phẩm văn chương của ông Lê Quý Đôn.
Vào thế kỷ XIX, cả Hàn Quốc và Việt Nam đều thất bại trong cuộc chiến chống sự xâm lược của các cường quốc phương Tây, phải hứng chịu nỗi đau là nạn nhân của thời kỳ thuộc địa. Đầu thế kỷ XX, các nhà tri thức Choson đã đọc cuốn ‘Việt Nam vong quốc sử’ của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và họ rất lấy làm ấn tượng, bức xúc với nội dung tác phẩm. Choson cũng bị một quốc gia cùng ở phương Đông là Nhật Bản xâm lược và phải chịu ách áp bức bóc lột của chế độ cai trị thuộc địa Nhật suốt 36 năm. Việt Nam, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, cũng là nạn nhân của chế độ cai trị thuộc địa khắc nghiệt của thực dân Pháp. Ngoài ra, khoảng 1940, Việt Nam lại phải chịu dưới ách thống trị của quân phát xít Nhật lúc bấy giờ đang hoành hành trên toàn Bán đảo Đông Dương. Vì sự nghiệp giành lại độc lập từ Nhật Bản và Pháp, các nhà hoạt động cho phong trào độc lập của hai nước cũng có những cuộc tiếp xúc với nhau. Năm 1945, Việt Nam và Hàn Quốc thoát khỏi sự cai trị của chế độ thuộc địa, giành lại độc lập, thế nhưng, đất nước lại bị phân chia và rơi vào vòng xoáy chiến tranh của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Năm 1950, Hàn Quốc đã trải qua bi kịch của cuộc nội chiến giữa hai miều Nam Bắc. Khi chiến tranh kết thúc, những gì còn lại chỉ là sự nghèo nàn và những đống hoang tàn đổ nát. Đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 80USD/người. Nói cụ thể hơn thì Hàn Quốc đứng thứ 4 trong các nước nghèo nhất trên thế giới. Đến năm 2006, GDP bình quân đầu người đã đột phá lên mức 24.000 USD/người, tăng 300 lần chỉ trong vòng 46 năm. Điều giúp nền kinh tế Hàn Quốc đạt được những thành công vượt bậc là biết nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài thông qua giáo dục. Một yếu tố khác nữa là tinh thần lao động chăm chỉ, cần cù của người dân. Khoảng đầu thập niên 60, Hàn Quốc rất lạc hậu về kỹ thuật và kinh tế đến nỗi chưa thể tự làm ra những sản phẩm hết sức đơn giản như cái kim, chiếc xe đạp. Bước vào năm 1960, để vực dậy nền kinh tế lạc hậu, Hàn Quốc đưa ra ‘Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế’ và chính phủ đã chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra. Chính phủ và nhân dân đều đồng lòng với khẩu hiệu ‘Vì cuộc sống tốt đẹp hơn’, từ thành thị đến nông thôn, ai cũng như ai đã làm việc chăm chỉ quên cả ngày đêm. Thông qua các sự kiện mang tầm vóc quốc tế như ‘Thế vận hội Olympics năm 1988’, ‘Triển lãm thế giới năm 1993’ và mới gần đây ‘Cúp bóng đá thế giới năm 2002’, Hàn Quốc đã giới thiệu ra toàn thế giới những thành tựu phát triển kinh tế kỳ diệu của mình. Nhiều người Hàn Quốc, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, đã rèn luyện được ý chí và quyết tâm cao độ gọi là ‘can do spirit’.
Người Hàn Quốc có một nét văn hoá đặc trưng, tạm gọi là ‘Làn gió nhộn nhip’ vì rất khó giải thích bằng một ngôn ngữ khác và người dân nước khác cũng khó hiểu và cảm nhận chính xác. Đất đai hạn hẹp, tài nguyên thiên nhiên không có. Phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài về sản xuất rồi tái xuất khẩu. Đôi lúc, để kịp thời gian xuất khẩu, người Hàn Quốc thường phải làm thêm cả ban đêm. Lao động Hàn Quốc những năm 1960, 1970, dù không được trả lương ngoài giờ đầy đủ, vẫn hiểu và đã rất ‘nhộn nhịp’, hăng hái làm việc để hoàn thành định mức xuất khẩu đúng kỳ hạn. Năm 1998, Hàn Quốc do bị thiếu ngoại tệ nên lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, nhiều kiều bào ở nước ngoài đã gửi ngoại tệ về nước và ở trong nước, người dân cũng tích cực hưởng ứng cuộc vận động đem vàng tiết kiệm ra đổi lấy ngoại tệ. Suốt thời gian World Cup 2002 diễn ra, Hàn Quốc đã cho thế giới thấy hình ảnh toàn dân với sắc áo đỏ thắm đổ ra khắp các ngã đường để cổ động cho đội tuyển nước mình. Thế giới đã có cái nhìn mới về Hàn Quốc qua hình ảnh hàng trăm ngàn người mặc áo thun đỏ xếp thành hàng cổ động cho đội tuyển Hàn Quốc, và khi kết thúc thì họ lại tự tay thu dọn đường xá. Hiện tại nhìn về mặt quy mô kinh tế quốc gia, Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 12 trên thế giới, nhưng với những ngành công nghiệp mũi nhọn, Hàn Quốc sẽ phát triển thành một quốc gia có quy mô kinh tế nổi trội hơn nữa trong tương lai. Tập đoàn chứng khoán tiêu biểu quốc tế Gokdmansacs đã dự đoán rằng, đến năm 2050, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Mỹ. Hiện nay, với hai thành tựu đạt được cùng lúc đó là mở rộng dân chủ và tăng trưởng kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành tâm điểm để nhiều quốc gia khác cạnh tranh và học hỏi.
Sau khi giành lại độc vào năm 1945, Việt Nam lại phải chịu nhiều thử thách do chiến tranh và đất nước bị chia cắt. Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó lại tiếp tục đấu tranh chống Mỹ xâm lược trong suốt hơn 20 năm, đến năm 1975, Việt Nam được hoàn toàn thống nhất đất nước. Sau giải phóng năm 1975, Việt Nam nỗ lực vì mục tiêu ổn định xã hội và phát triển kinh tế nhưng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để hội nhập quốc tế và khắc phục những khó khăn về kinh tế, Việt Nam đã theo đuổi chủ trương cải cách và áp dụng chính sách “Đổi mới” vào năm 1986 và đang thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính sách “Đổi mới” này đến năm vừa rồi đã được 20 năm. Với việc tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cho thấy được yếu tố then chốt tạo nên bước nhảy vọt của quốc gia. Với tâm huyết đối với giáo dục của các bậc cha mẹ và Chính phủ Việt Nam, cộng thêm nhân tài ưu tú, tính cần cù siêng năng của người dân, Việt Nam đang sở hữu các yếu tố tạo nên thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế như Hàn Quốc chúng tôi. Sở hữu thế mạnh là một quốc gia trẻ với trên 60% dân số dưới độ tuổi 30 cùng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam có rất nhiều điển thuận lợi để phát triển kinh tế so với Hàn Quốc.
2. Để có Hàn Quốc ngày nay (Về lĩnh vực văn hoá)
Hàn Quốc là một đất nước có điều kiện sống rất tốt với khí hậu bốn mùa rõ rệt và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mặt khác, Hàn Quốc cũng có một số điều kiện bất lợi, ví dụ như không có đất đai rộng lớn để phục vụ cho phát tiển nông nghiệp. Đất nước Hàn Quốc diện tích không rộng, dân số không đông, và sản vật cũng không nhiều. Thêm vào đó, 2/3 diện tích quốc gia là núi, ngay cả núi cũng là những ngọn núi lửa hoạt động lâu năm nên diện tích đất nông nghiệp lại càng bị thu hẹp và tính năng của đất cũng có xu hướng ít mầu mỡ hơn. Núi ở Hàn Quốc đa phần là núi đá nên ngay cả cây cỏ cũng khó mà sinh sống được. Lượng mưa cho cả năm khá nhiều nhưng vì thuộc vùng khí hậu gió mùa nên chỉ có mưa lớn vào mùa hạ, thường vào khoảng tháng 7 và 8. Vì vậy, nguy cơ lũ lụt vào mùa hạ là rất cao. Dân tộc Hàn sống dưới điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt như vậy, lại nằm giữa các nước mạnh, nhưng vì điều gì mà dân tộc Hàn có thể sống và tồn tại cho đến ngày hôm nay? Và tiềm lực giúp Hàn Quốc có thể trở thành một quốc gia có nền kinh tế tư bản phát triển là gì? Đặc biệt, láng giềng của Hàn Quốc là các cường quốc như Trung Quốc, Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, trong đó, có một số quốc gia đã từng xây dựng được những đế chế hùng mạnh như Mông Cổ, Mãn Châu. Vì vậy, những câu hỏi này càng thêm phần ý nghĩa.
Sức mạnh tiềm ẩn nào giúp đất nước Hàn Quốc có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay thật không dễ giải thích. Bởi vì trong đó bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nếu nói một cách đơn giản thì đó là vì Hàn Quốc có một nền văn hoá có bề dày lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, dân tộc Hàn đã bành trướng lãnh thổ đến tận các vùng Bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu, Bắc Trung Quốc, và đã có không ít tranh chấp với nhà Hán Trung Quốc. Nhưng đến thời đại đồ sắt thì văn hoá du mục của các dân tộc như dân tộc Hàn bắt đầu suy thoái so với nền văn hoá nông nghiệp của Trung Quốc. Trong thời kỳ Tam Quốc trước Công nguyên (3 nước Koguryo, Paekche, Shilla), Koguryo và Paekche sớm bị chinh phục bởi thế lực của Trung Quốc cũng vì lý do này. Cho nên sau thời kỳ Tam Quốc những nỗ lực học hỏi văn hoá Trung Quốc đã được tăng cường. Vào thời đó, có rất nhiều nhà tri thức sang Trung Quốc để tiếp thu nền văn hoá tiên tiến của Trung Quốc. Do đó văn hoá Trung Quốc đã ào ạt chảy vào Hàn Quốc và về sau thì ngược lại những văn hoá được áp dụng ở Hàn Quốc lại quay ngược về Trung Quốc, và truyền sang Nhật Bản.
Vương triều Koryo, với nỗ lực tiếp thu tinh hoa văn hoá Trung Quốc đã dẹp bỏ chế độ giai cấp phân theo nền tảng huyết thống gia đình và bắt đầu xây dựng thể chế lựa chọn các quan văn vào các chức vụ chủ chốt thông quan chế độ thi cử. Và như vậy, đã có định hướng coi trọng giá trị văn hoá hơn là vũ lực. Nhưng Hàn Quốc không hề du nhập toàn bộ nền văn hoá Trung Quốc mà không có chọn lọc. Khi tiếp thu văn hoá Trung Quốc, cũng xem xét lại nền văn hoá nước mình trước. Không thể du nhập văn hoá ngoại bang đúng như nguyên trạng. Cho nên, du nhập và tiếp thu văn hoá nước ngoài cần có một khoảng thời gian dài. Do đó, Hàn Quốc đã có thể tạo nên một nền văn hoá độc đáo không giống những nét văn hoá đã được du nhập. Thời gian những giá trị văn hoá nước ngoài như chế độ thi cử, triết lý của Chu Hy được đưa vào và phổ biến theo kiểu Hàn Quốc dài đến bốn thế kỷ. Hàn Quốc đã tìm cách tiếp cận với văn hoá Trung Quốc trong lịch sử và đồng thời tiếp tục tạo nên văn hoá mang tính độc đáo.
Hàn Quốc, Việt nam, Trung Quốc, Nhật Bản hình thành một nền văn hoá Đông Á ưu tú và độc đáo với các giá trị nền tảng như Nho giáo, chữ Hán, Phật giáo Đại thừa, nền nông nghiệp lúa nước. Sự hình thành nền văn hóa như vậy đã ảnh hưởng tới trật tự quốc tế ở Đông Á. Hàn Quốc đã tiếp thu một cách tích cực các tư tưởng tiên tiến của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên chúa giáo... rồi sau đó nuôi dưỡng năng lực để không bị dễ dàng đồng hoá bởi các nền văn hoá khác. Chính năng lực tiếp nhận một cách tích cực các nền văn hoá tiên tiến khác trên thế giới là tài sản tinh thần giúp dân tộc Hàn tồn tại cho đến ngày nay. Nói cách khác, trong lịch sử, Hàn Quốc từng bị xâm chiếm về mặt lãnh thổ nhưng vẫn có năng lực không bị đồng hoá bởi các nền văn hoá khác.
Xem lại lịch sử Trung Quốc, các nước do các dân tộc phía Bắc dựng lên như nhà Liêu của Khiết Đan, nhà Nguyên của Mông Cổ, nhà Thanh ở Mãn Châu, vốn rất có sức mạnh quân sự nhưng không duy trì được sức mạnh đó mà cuối cùng bị đồng hoá bởi văn hoá Trung Quốc.
Nhưng từ sau thế kỷ XVI, từ khi văn hoá phương Tây du nhập thì những quan điểm xem Trung Quốc là trung tâm đã bắt đầu suy yếu. Nhật Bản là một trong những quốc gia chậm phát triển nhất ở khu vực Đông Á nhưng lại tiếp nhận sớm nhất dòng văn hoá phương Tây như Thiên Chúa giáo và khoa học rồi sử dụng những thế mạnh này để công kích lại Hàn Quốc và Trung Quốc. Hậu quả là Hàn Quốc đã từng bị Nhật cai trị. Hàn Quốc và Trung Quốc đã quá tự tin về nền văn hóa phương Đông nên có điểm yếu là không thu nhận và thay đổi nhanh theo những giá trị mới. Hiện tại Nhật Bản đang đứng trước Hàn Quốc, nhưng với năng lực tiếp thu văn hoá nước ngoài và chuẩn mực văn hoá cao thì Hàn Quốc có thể xây dựng nên một nền văn hoá mới theo thời đại mới. Năng lực văn hoá mà Hàn Quốc đang có hiện nay có thể kể đến như điện ảnh Hàn Quốc đang phát triển để có thể vươn lên ngang tầm với nền điện ảnh Hollywood của Mỹ, hay nhận thức mới thông qua phim truyền hình, Game Online, công nghệ thông tin Hàn Quốc đang rất được ưu chuộng tại Đông Á, Trung Á, Trung Nam Mỹ.
Một trong những yếu tố giúp Việt Nam có thể bảo vệ độc lập cũng như đạt được những thành tựu kinh tế như hiện nay cũng là nhờ vào một nền văn hoá ưu tú của người Việt. Tôi biết ở Việt Nam cũng có thuật phong thuỷ. Mấy năm trước, có một người đã giải thích với tôi về quan hệ vận mệnh giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Nếu nhìn ra Thái Bình Duơng từ Châu Á, Bán đảo Triều Tiên nằm bên phía trái, và Bán đảo Đông Dương nằm bên phải, do đó, có thể xem Hàn Quốc là con Rồng xanh uốn lượn ở phương Tây và Việt nam là con Hổ trắng chầu ở phương Đông. Theo thuật phong thuỷ, thì con Rồng Hàn Quốc và con Hổ Việt Nam nếu cùng hợp tác với nhau thì có thể mở rộng lợi ích tối đa để sánh vai với các nước mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. Tôi thấy điều này cũng có cơ sở. Trong số các quốc gia lân cận Trung Quốc, cho đến ngày hôm nay, những quốc gia có nền văn hoá phát triển mấy ngàn năm và vẫn giữ được bản sắc thì chỉ có Hàn Quốc và Việt Nam. Lý do Hàn Quốc và Việt Nam có thể duy trì nền văn hoá độc đáo không bị đồng hoá bởi văn hoá Trung Quốc chính là vì có nhân dân ưu tú, đề cao giá trị giáo dục và nền văn hoá xuất sắc./.
(Phó lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh)