Quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922–1991) kế thừa mối quan hệ trước đó từ năm 1776 tới 1917 và diễn ra trước mối quan hệ hiện nay bắt đầu từ năm 1992. Quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước được thiết lập muộn vào năm 1933 do sự thù địch lẫn nhau. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hai nước trở thành đồng minh trong một thời gian ngắn. Về cuối cuộc chiến, những dấu hiệu đầu tiên về sự mất lòng tin và thù địch giữa hai nước sau chiến tranh bắt đầu xuất hiện, sau đó leo thang thành cuộc Chiến tranh Lạnh; một thời kỳ mối quan hệ giữa hai bên mang tính chất thù địch, căng thẳng, xen lẫn những khoảng hòa hoãn.
Những loại thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho người gầy
Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn có thể tham khảo để cải thiện hệ tiêu hóa cho người gầy hiệu quả:
Qua đây chúng ta đã hiểu được những cách để cải thiện hệ tiêu hóa cho người gầy, với những thông tin trên hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình cải thiện hệ tiêu hóa giúp cơ thể được hấp thu dinh dưỡng tốt nhất đem đến cơ thể khỏe mạnh và an toàn nhé.
Cách tăng cân cho người gầy lâu năm hiệu quả, an toàn
Bụng yếu nên ăn gì để cải thiện hệ tiêu hóa
Nhìn lại quá trình cải cách, cải tổ ở Liên Xô kể từ sau Cách mạng Tháng Mười
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không?”(1).
Trên thực tế, các chương trình cải cách kể từ sau Cách mạng Tháng Mười tới công cuộc “cải tổ” dẫn tới sụp đổ Liên Xô chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực cụ thể, giáo điều, xơ cứng; tuyệt đối không xuất phát từ sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Kể từ sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917), Liên Xô đã tiến hành nhiều chương trình cải cách kinh tế - xã hội. Đây là nhu cầu tất yếu khách quan bởi xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới nên phải vừa xây dựng, vừa rút kinh nghiệm. Ngay cả chủ nghĩa tư bản thế giới trong lịch sử hàng trăm năm cũng phải nhiều lần cải cách và điều chỉnh mô hình phát triển. Tuy nhiên, các chương trình cải cách đó ở Liên Xô không nhất quán, thậm chí mâu thuẫn, thiếu tính cập nhật, thậm chí là chệch hướng, sai lầm. Tổng thống Nga V. Pu-tin từng nhận định: “Lẽ ra, Liên Xô không sụp đổ nếu có các biện pháp cải cách đúng hướng và có hiệu quả”(2).
Chương trình cải cách lần thứ nhất ở Liên Xô được thực thi dưới sự lãnh đạo của Gi. Xta-lin (1927 - 1953). Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, trong điều kiện bên ngoài bị liên minh nhiều nước tư bản bao vây, chống phá, còn bên trong là cuộc nội chiến, V.I. Lê-nin buộc phải áp dụng “Chính sách cộng sản thời chiến” (1918 - 1920). Sau khi hóa giải sự can thiệp từ bên ngoài và dẹp yên nội chiến, V.I. Lê-nin chuyển sang thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP). Bản chất của NEP là xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô-viết trên cơ sở chấp nhận nhiều hình thức sở hữu và vận dụng cơ chế kinh tế thị trường, nhất là phát huy vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước vào điều kiện kinh tế - xã hội ở Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. “Chính sách cộng sản thời chiến” và NEP đã đưa Liên Xô thoát khỏi nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chính quyền Xô-viết và bắt đầu bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I. Lê-nin cho rằng, trong giai đoạn đầu sau Cách mạng Tháng Mười, chính quyền Xô-viết cần phải xây dựng nền tảng công nghệ, công nghiệp và vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bằng cách kế thừa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản, đồng thời phát huy tiềm năng động viên vô tận của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt. V.I. Lê-nin đề ra công thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: “Chủ nghĩa cộng sản = chính quyền Xô-viết + điện khí hóa”(3). V.I. Lê-nin nhận định: “Chủ nghĩa tư bản độc quyền - nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc nào ở giữa cả”(4).
Sau khi V. I. Lê-nin qua đời (năm 1924), trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1922 - 1953) và về sau là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (1941 - 1953), Gi. Xta-lin lãnh đạo thực hiện chương trình cải cách rộng lớn và toàn diện. Về mục tiêu của chương trình này, Gi. Xta-lin tuyên bố: “Nước Nga lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới khoảng 50 - 100 năm. Chúng ta cần phải vượt qua khoảng cách này trong 10 năm”(5). Chương trình cải cách này còn được gọi là chiến lược công nghiệp hóa Liên Xô, mở đầu kỷ nguyên hiện đại hóa mạnh mẽ và làm thay đổi căn bản nền tảng kinh tế - xã hội, công nghệ và công nghiệp của Liên Xô(6).
Chương trình công nghiệp hóa ở Liên Xô có nhiều điểm khác biệt căn bản so với quá trình công nghiệp hóa ở phương Tây. Trong khi các nước tư bản tập trung trước hết phát triển công nghiệp nhẹ và trên cơ sở đó phát triển công nghiệp nặng, thì Liên Xô chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng do phải đáp ứng yêu cầu về quốc phòng. Bên cạnh đó, Liên Xô chủ trương hợp tác kinh tế và công nghiệp với các nước tư bản phát triển hàng đầu thế giới, trước hết là Mỹ, trên cơ sở đường lối chính trị độc lập, tự chủ dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô(7). Ngay từ đầu những năm 1930, Gi. Xta-lin nhận định, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra và Liên Xô sẽ bị tiêu diệt nếu không có nền công nghiệp đủ mạnh. Theo nhận định của giới lãnh đạo ở Liên Xô, Hiệp ước Véc-xây kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, “không có gì hơn một lệnh ngừng bắn giữa hai cuộc đại chiến thế giới”(8). Vì vậy, chương trình công nghiệp hóa tăng tốc quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Gi. Xta-lin nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng cấp bách trong bối cảnh đó(9).
Theo nhận định của G. A. Giu-ga-nốp - Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga - chương trình cải cách thời Gi. Xta-lin đã được hoàn thành chỉ trong 10 năm và đạt được thành tựu vĩ đại, chưa có tiền lệ trong lịch sử công nghiệp hóa của thế giới(10). Trong một thời gian ngắn kỷ lục, Liên Xô từ một nước có nền kinh tế và công nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Thành công này tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cần thiết để Liên Xô tiến hành thành công cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945), đánh bại phát-xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân Liên Xô hoàn thành công cuộc vĩ đại khôi phục đất nước.
Đến cuối năm 1949, đầu những năm 1950, nhà lãnh đạo Liên Xô nhận thấy những hạn chế và khiếm khuyết của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Liên Xô và đưa ra chủ trương tổ chức các cuộc thảo luận rộng rãi trên toàn Liên bang về lợi ích của phương pháp hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường để triển khai rộng rãi phương pháp này trong thực tế. Theo đó, chế độ sở hữu nhà nước không phải là hình thức sở hữu duy nhất và có thể chấp nhận hình thức sở hữu tư nhân, trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả của các cuộc thảo luận đó, trong những năm 1951 - 1953, một số xí nghiệp của Liên Xô bắt đầu thử nghiệm phương thức được trao quyền tự chủ và hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp(11). Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm phương thức quản lý mới bị gián đoạn do Gi. Xta-lin đột ngột từ trần vào ngày 5-3-1953.
Chương trình cải cách lần thứ hai ở Liên Xô được tiến hành trong những năm 1953 - 1964 dưới sự lãnh đạo của N. Khru-sốp trên cương vị Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự kiện có ý nghĩa quyết định trong chương trình cải cách lần này là N. Khru-sốp trình bày bản báo cáo với tiêu đề “Về tệ sùng bái cá nhân của Gi. Xta-lin” tại Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 2-1956). Bản báo cáo này mở đầu chiến dịch xuyên tạc một giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội rực rỡ nhất và thành công nhất ở Liên Xô. Theo đó, một chiến dịch xuyên tạc đã được tiến hành nhằm phủ nhận vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít và cứu loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Với khẩu hiệu “đảng toàn dân” và “nhà nước toàn dân”, N. Khru-sốp đã hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và phá hoại nền tảng tư tưởng của hệ thống chính trị Xô viết(12). Vì thế, chương trình cải cách của N. Khru-sốp đưa Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng lý luận và nhận thức về chủ nghĩa xã hội. Do phạm những sai lầm nghiêm trọng, ngày 14-10-1964, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ trích, phê phán N. Khru-sốp và buộc ông phải từ chức. Cũng tại Hội nghị này, L. Brê-giơ-nép được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô(13). Về sau này, công cuộc cải cách ở Liên Xô trong những năm N. Khru-sốp lãnh đạo được gọi là “cải tổ 1.0”, tạo tiền đề cho “cải tổ 2.0” thời kỳ M. Goóc-ba-chốp dẫn tới sụp đổ Liên Xô(14).
Chương trình cải cách lần thứ ba ở Liên Xô diễn ra trong những năm 1964 - 1982 dưới sự lãnh đạo của L. Brê-giơ-nép trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, còn người trực tiếp chỉ đạo thực hiện là A. Cô-xư-gin trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (1964 - 1980). Trên thực tế, chương trình cải cách của A. Cô-xư-gin là áp dụng phương pháp hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường và trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp đã từng được đề xuất. Chương trình này đã mang lại kết quả rất ấn tượng, trong đó cơ chế quản lý kinh tế mới là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao đáng kể mức sống của người dân. Đến năm 1970, Liên Xô đã chiếm vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc(15). Tuy nhiên, chương trình cải cách của A. Cô-xư-gin đã vấp phải sự phản đối của các thế lực bảo thủ trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Rốt cuộc, Tổng Bí thư L. Brê-giơ-nép quyết định ngừng chương trình cải cách này với lập luận rằng, Liên Xô cần sự ổn định kinh tế và chính trị vì đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển và chuẩn bị tiến lên chủ nghĩa cộng sản(16). Nhận định này của L. Brê-giơ-nép xa rời thực tế ở Liên Xô vào thời điểm đó.
Chương trình cải cách lần thứ tư do Y. An-đrô-pốp khởi xướng trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi L. Brê-giơ-nép qua đời vào năm 1982 sau 18 năm cầm quyền. Chương trình này chịu tác động của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1979. Mục đích của chương trình là đưa Liên Xô mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thị trường của phương Tây(17). Về kinh tế, Y. An-đrô-pốp chủ trương xây dựng ở Liên Xô 10 vùng kinh tế thử nghiệm. Từ thử nghiệm này, Liên Xô sẽ rút kinh nghiệm để xây dựng mô hình kinh tế chung cho cả nước(18). Về chính trị, Y. An-đrô-pốp chủ trương củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước, thắt chặt kỷ cương xã hội và luật lao động... Về đối ngoại, Y. An-đrô-pốp chủ trương đưa Liên Xô mở cửa và hội nhập bình đẳng với phương Tây(19). Công cuộc cải cách do Y. An-đrô-pốp khởi xướng, chỉ diễn ra trong 15 tháng do ông đột ngột qua đời (tháng 2-1984). Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chương trình cải cách của Y. An-đrô-pốp đã tạo được niềm tin, phấn khởi và hy vọng cho người dân Liên Xô. So với năm 1982, năm 1983, sản xuất công nghiệp của Liên Xô tăng 4%, năng suất lao động tăng 3,5% và tổng sản lượng lương thực tăng 5%.
Chương trình cải cách, cải tổ lần thứ năm dưới thời M. Goóc-ba-chốp (1985 - 1991). Về kinh tế, thay vì từng bước cải cách hệ thống quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung trên cơ sở tiếp nhận các yếu tố hợp lý của cơ chế kinh tế thị trường, M. Goóc-ba-chốp chủ trương tư nhân hóa và tự do hóa toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, phá hoại hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trên toàn liên bang(20). Về chính trị, M. Goóc-ba-chốp thực hiện chủ trương “công khai hóa”. Theo đó, nhà nước bãi bỏ các hạn chế kiểm duyệt, chấp nhận “quyền tự do ngôn luận” trong toàn xã hội và thành lập các hãng truyền thông tư nhân. Chủ trương “công khai hóa” mở đầu chiến dịch xuyên tạc lịch sử Liên Xô trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc các giá trị của Cách mạng Tháng Mười; coi hệ thống chính trị của Liên Xô là “cản trở đối với sự phát triển kinh tế”(21). M. Goóc-ba-chốp chủ trương xây dựng “chế độ đa nguyên, đa đảng”, theo đó sẽ tách Đảng Cộng sản Liên Xô ra khỏi bộ máy lãnh đạo của chính quyền Xô-viết. Thực hiện chủ trương đó, M. Goóc-ba-chốp đề nghị sửa đổi nội dung của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô trong đó quy định Đảng Cộng sản Liên Xô “đóng vai trò lãnh đạo nhà nước và toàn bộ xã hội Xô-viết” thành “chia sẻ quyền lãnh đạo với các chính đảng khác và chấp nhận chế độ đa đảng”. Xuyên tạc khẩu hiệu của V.I. Lê-nin “cán bộ quyết định tất cả”, M. Goóc-ba-chốp loại bỏ tất cả các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô có tư tưởng chống “cải tổ” và thay vào đó bằng những phần tử cơ hội có tư tưởng chống Đảng và chống chủ nghĩa xã hội. Chủ trương này của M. Goóc-ba-chốp mở đầu quá trình tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong chính sách đối ngoại, thay vì đưa Liên Xô hội nhập thế giới với vị thế bình đẳng, M. Goóc-ba-chốp đã chấp nhận thỏa hiệp với Mỹ và phương Tây theo chủ trương xây dựng “ngôi nhà chung châu Âu”(22). Hậu quả tất yếu của chương trình cải cách của M. Goóc-ba-chốp là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Các tài liệu đã được giải mật chứng tỏ, toàn bộ quá trình cải tổ ở Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh chịu tác động của chiến lược “diễn biến hòa bình”, “chiến thắng không cần chiến tranh” do Mỹ và các nước phương Tây thực hiện. Chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ được thực thi theo ba giai đoạn và kéo dài trong khoảng 40 năm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó, giai đoạn cuối cùng trùng hợp với thời kỳ “cải tổ” ở Liên Xô(23). Vì thế, chiến lược “diễn biến hòa bình” còn được gọi là “Chiến tranh thế giới lần thứ ba”(24).
Nhìn lại toàn bộ quá trình cải cách ở Liên Xô, có thể thấy, sự sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân cơ bản và có ý nghĩa quyết định. Nguyên nhân thứ nhất là sự thiếu nhất quán và chậm trễ trong quá trình cải cách tìm tòi mô hình phát triển phù hợp từng giai đoạn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Về nguyên nhân này, Tổng thống Nga V. Pu-tin từng nhận định rằng, có thể ngăn chặn được Liên Xô sụp đổ nếu có các chương trình cải cách đúng hướng và có hiệu quả. Vì thế, Tổng thống V. Pu-tin coi sự sụp đổ Liên Xô là thảm họa địa chính trị trong thế kỷ XX(25). Nguyên nhân thứ hai là quá trình “tự diễn biến”, thoái hóa, biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn tới sự phản bội chủ nghĩa xã hội của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô(26). Chính M. Goóc-ba-chốp đã tự thú nhận sự phản bội của mình trong bài phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Đại học Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, M. Goóc-ba-chốp xác nhận mục đích của “cải tổ” là xóa bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa(27). Nguyên nhân thứ ba là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Liên Xô trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Chiến lược này liên quan chặt chẽ với quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô để tạo nên hiệu ứng “nội công, ngoại kích” chống chủ nghĩa xã hội. Vì thế, giới lãnh đạo ở phương Tây luôn cho rằng họ là “người chiến thắng” trong Chiến tranh lạnh, còn Liên Xô là “kẻ chiến bại” trong cuộc chiến này.
Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến những bài học mà Đảng ta rút ra được từ sự thất bại của quá trình cải tổ ở Liên Xô đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam và khẳng định rằng, Việt Nam lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại(28).
Bài học thứ nhất, Liên Xô sụp đổ không xuất phát từ sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, Đảng và nhân dân ta vẫn quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với quyết tâm chính trị đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta (tháng 12-1986) thông qua quyết định có ý nghĩa lịch sử về thời kỳ quá độ phát triển theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam(29). Tại Đại hội lần thứ VII diễn ra trước khi Liên Xô sụp đổ (tháng 6-1991), Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chính là lời tuyên bố đanh thép về lập trường kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam: Kiên định mục tiêu và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Đây là văn kiện chính trị vô cùng quan trọng, không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với phong trào cách mạng trên thế giới. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định rằng, đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử(30).
Bài học thứ hai, không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; phủ nhận kinh tế thị trường sẽ hạn chế đến giải phóng nguồn lực, cản trở sự phát triển sức sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển luận điểm của V.I. Lê-nin cho rằng, “chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là nấc thang trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản và cũng là bước phát triển chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội”(31), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học và phát triển, không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở đó, Đảng ta đề ra chủ trương xây dựng ở Việt Nam nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội mà trong đó, sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, coi người dân là trung tâm của chính sách phát triển kinh tế(32).
Bài học thứ ba, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ việc Đảng Cộng sản Liên Xô đánh mất vai trò lãnh đạo là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn tới sụp đổ của Liên Xô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng, Đảng ta nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Cương lĩnh của Đảng ta về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định rõ, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng ở nước ta(33). Vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam đã được hiến định trong Điều 4 của Hiến pháp năm 2013.
Bài học thứ tư, cảnh giác và làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch kết hợp với cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Rút kinh nghiệm từ tác động phá hoại hết sức nguy hiểm của sự kết hợp quá trình “tự diễn biến” với chiến lược “diễn biến hòa bình”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh báo: “Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”(34). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội XIII của Đảng nêu rõ “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(35). Đảng ta đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị để không ngừng tiến hành cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đi liền với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kiên quyết đấu tranh nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham nhũng, lãng phí, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, qua đó củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Điển hình như Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nhằm làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị” kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,...
Đến nay, sau 30 năm nhìn lại, có thể nhận thức sâu sắc rằng, sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tuy là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể giáo điều, xơ cứng, do không được cập nhật kịp thời, hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của học thuyết khoa học cách mạng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và cũng không thể thay đổi tính tất yếu của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài Việt Nam, một số nước xã hội chủ nghĩa khác đã kịp thời đúc rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, vẫn tiếp tục kiên định, tìm tòi, sáng tạo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa xã hội có sức sống đầy sinh động, sáng tạo...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Nhờ đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm đổi mới: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(36)./.
(1) Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 966, tháng 5-2021, tr. 3 - 4 (2) Аксенов: “Путин удержал бы СССР от распада” (Aksenov: “Nếu Liên Xô có nhà lãnh đạo như V. Pu-tin thì không bị tan rã”), https://vz.ru/news/2020/6/25/1047013.html (3) Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 42, tr. 280 (4) Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 34, tr. 258 (5), (6) Politologija: “Сталинский вариант технологической модернизации и социально-политические процессы в советском обществе 1930-х гг” (Politologija: “Phương án của Stalin hiện đại hóa công nghệ và các quá trình chính trị - xã hội trong xã hội Xô-viết trong những năm 1930”), https://all-politologija.ru/knigi/politicheskaya-istoriya-rossii-lancov/stalinskij-variant-texnologicheskoj-modernizacii-i-socialno-politicheskie-processi-v-sovetskom-obshestve-1930-x-gg (7) Xem: Михаил Диунов: “Как американцы создали главные заводы СССР” (Mikhail Diunov: “Người Mỹ giúp Liên Xô xây dựng các nhà máy chủ chốt ra sao”), https://vz.ru/society/2021/6/1/1101590.html (8) Дмитрий Акунев: “Не мир а перемирие: почему Россию не пустили в Версаль” (Dmitry Akunhev: “Không phải là hòa bình mà chỉ là tạm ngừng chiến: do đâu Nga không được tham dự Hiệp ước Versale”), https://www.gazeta.ru/science/2019/06/28_a_12458905.shtml (9) Xem: Politologija: “Сталинский вариант технологической модернизации и социально-политические процессы в советском обществе 1930-х гг” (Politologija: “Phương án của Stalin hiện đại hóa công nghệ và các quá trình chính trị - xã hội trong xã hội Xô-viết trong những năm 1930”), Tlđd (10) Xem: Zyuganov G.A: “Thời đại của Stalin - Số liệu, dữ kiện, kết luận” (Зюганов Г.А: “Эпоха Сталина. цифры, факты, выводы”), https://www.politpros.com/library/9/224/ (11) Xem: А. Чичкин: “На рыночные рельсы” (A. Chichin: “Phát triển theo con đường thị trường”), https://rg.ru/2008/10/14/reformy.html (12) Xem: В. Шапинов: “О хрущёвском псевдокоммунизме и его всемирно-историческом уроке. Великая полемика-5” (V. Shapinov: “Về chủ nghĩa cộng sản giả hiệu của Khrushev và bài học lịch sử toàn thế giới”), http://library.maoism.ru/Shaping/Khrushchovs_phoney-communism.htm (13) Xem: Поляков А.A.: “Социально-экономические последствия реформ А.Н.Косыгина” (A. A. Poliakov: “Hệ quả kinh tế - xã hội từ chương trình cải cách A. Kosygin”), https://tiec.mgimo.ru/2020/2020-02/kosygin-reform-consequences (14) Xem: VP43: “Первая и Вторая “Перестройка”- Хрущёва и Горбачёва - шаги одного пути развала СССР” (VP43: “Cải tổ 1.0 và 2.0. Khrushev và Gorbachyov dẫn tới sự sụp đổ Liên Xô”), https://vp43.ru/blog/3449 (15) Xem: Русская история: “Начало реформы А.Н. Косыгина” (Lịch sử Nga: “Mở đầu cải cách của A. N. Kosygin”), https://histrf.ru/lenta-vremeni/event/view/nachalo-rieformy-a-n-kosyghina (16) Xem: А.A. Поляков: “Социально-экономические последствия реформ А.Н.Косыгина” (A. A. Poliakov: “Hệ quả kinh tế - xã hội từ chương trình cải cách A. Kosygin”), Tlđd (17), (18), (19) Xem: Военное обозрение: “План Андропова по интеграции России в западную цивилизацию” (Bình luận quân sự: “Kế hoạch của Andropov hội nhập Nga vào nền văn minh phương Tây”), https://topwar.ru/153959-plan-andropova-po-integracii-rossii-v-zapadnuju-civilizaciju.html (20) Xem: Совет Министров Советского Союза. Постановление от 13 января 1987 года N 48 (Nghị quyết số 48, ngày 13-1-1987, của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), http://docs.cntd.ru/document/9026949 (21) Юрий Абрамочкин: “Реформы и нововведения в горбачевский период”, (Yuri Abramokin: “Cải cách và đổi mới trong thời kỳ Gorbachev”) https://ria.ru/20110228/337418349.html (22) Lenta.ru: “Это выглядит как настоящее надувательство” (Lenta.ru: “Đây là trò lửa đảo đích thực”), https://lenta.ru/articles/2019/12/07/drsmd/ (23) Xem: Гарвардский и Хьюстонский проект: “план разделения и уничтожения СССР и России” (Dự án Harvard và Houston: “Kế hoạch chia rẽ và tiêu diệt Liên Xô và Nga”), https://vk.com/@-59636450-plan-razdeleniya-i-unichtozheniya-rossii (24) V. A. Lisichkin, L. A. Shelepin: “Chiến tranh thông tin - tâm lý là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba”, http://malchish.org/lib/politics/infwar.htm (25) Xem: Rianovosti: “Путин о развале Советского Союза” (Rianovosti: “Putin nói về sự sụp đổ Liên Xô”), https://ria.ru/20180303/1515665033.html (26) Xem: Николай Рыжков, Валентин Павлов, Борис Олейник: “Горбачев. Анатомия предательства” (Nikolay Ryzhkov, Valentin Pavlov, Boris Oleinik: “M. Gorbachyov - Giải phẫu sự phản bội”), https://secrethistory.su/ 153-gorbachev-anatomiya-predatelstva.html; VP43: “Первая и Вторая “Перестройка”- Хрущёва и Горбачёва - шаги одного пути развала СССР” (VP43: “Cải tổ 1.0 và 2.0. Khrushev và Gorbachyov dẫn tới sự sụp đổ Liên Xô”), Tlđd (27) Xem: Patronica.ru: “Речь М.С. Горбачева на семинаре в Американском университете в Турции” (“Bài phát biểu của Gorbachev tại cuộc hội thảo tại Đại học Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ”), http://www.patriotica.ru/ enemy/gorbachev_speech.html (28) Xem: Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tlđd (29) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987 (30) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 70 (31) Laws Studio: “Ленинский анализ государ-ственно-монополистического капитализма” (Laws Studio: “Phân tích của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền”), Tlđd (32) Xem: Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tlđd (33) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 60 (34) Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tlđd, tr. 13 (35) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 74 (36) Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tlđd, tr. 12
Cuối năm 1978, Liên Xô đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh. Theo đó, quân cảng này là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống cùng nhiều máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Nếu Liên Xô đưa tàu ngầm và các chiến hạm mang đầu đạn hạt nhân vào quân cảng Cam Ranh thì ta từ chối, vì sẽ làm phức tạp thêm, hơn nữa trong hiệp định ký kết giữa hai nước không ghi. Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.
Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên Xô và Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25 năm. Mùa hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh. Tháng 12/1979, Đô đốc S.G.Gorshkov – Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đã đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó, ông đã dành một ngày thăm căn cứ Cam Ranh, giống y như cách Tổng thống Mỹ Johnson đã tới để ngắm nhìn địa thế “sông núi nước Nam” 10 năm về trước.
Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng 4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc. Thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980, Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật đã được thành lập trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350. Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông. Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.
Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại Cam Ranh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hải đội tàu hỗn hợp 119. Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoàn MiG25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.
Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía Việt Nam, Chính phủ Xô Viết đã quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn, bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời. Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1987-1989 Evgeny Stepanovich Bobrenev đã kể lại trong cuốn “Liên Xô – một từ không bao giờ quên” (Nguyễn Đình Long dịch) rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng, Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Moscow hay Vladivostok theo hành trình Moscow – Taskhent – Karachi (đôi khi là Bombay) – Calcutta – Hà Nội – Cam Ranh.
Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng cụm đài rađar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng. Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng 12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.
Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô – Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có sở chỉ huy đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi – giặt là, CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng); vùng bến nhỏ; bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo.
Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía Việt Nam 57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho. Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm 1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuận thì mỗi tháng chỉ 4 chuyến xe được đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế, chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật.
Những năm đầu thập niên 1990, căn cứ này chủ yếu do phía Việt Nam sử dụng. Năm 1994, phó Thủ tướng Yuri Yarov đã đến thăm vịnh Cam Ranh. Năm 1995, nhờ có trung tâm thông tin ở căn cứ này mà nhiều hoạt động vận chuyển ma túy đã bị bắt giữ. Năm 1993 Nga đã ký hợp đồng kéo dài thời gian sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh. Các thiết bị bắt sóng ở đây dùng để theo dõi các trao đổi thông tin của Trung Quốc ở vùng biển Đông. Theo giới quân sự Mỹ, vị trí của Cam Ranh khá lý tưởng để kiểm soát mọi hoạt động xung quanh đảo Hải Nam, một địa điểm chiến lược đặc biệt đối với Trung Quốc.
Ngày 12/12/1995 cũng xảy ra tai nạn máy bay khủng khiếp tại đây. Ba trong 5 chiếc máy bay tiêm kích Su-27 của phi đội “Dũng sĩ Nga” trên đường trở về Nga sau khi trình diễn ở Malasia đã ghé qua sân bay Cam Ranh để tiếp nhiên liệu thì đã gặp tai nạn khi hạ cánh. Đại tá Vanyukov nhớ tới những đồng đội đã hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Cam Ranh như sau: Chúng ta cần giữ ký ức về họ. Hãy tưởng nhớ tất cả mọi người: nhớ vị đô đốc hải quân đã hy sinh trong tai nạn ở Sân bay Cam Ranh, những phi công cất cánh bay đi mà không thấy trở về; nhớ những chiến sỹ hải quân hy sinh khi làm nhiệm vụ, những chuyên gia dân sự chết vì các bệnh nhiệt đới, nhớ cả cậu con trai viên quản trị trưởng còn ở tuổi đến trường đã chết vì quả lựu đạn Mỹ để lại. Chúng ta vẫn sống khi ký ức về chúng ta vẫn còn.
Trong hồi ức Cam Ranh, Trung tướng V.F. Aistov – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga và ông M.Z. Nagumanov – Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Xây lắp Liên Xô thời kỳ 1987-1989 vẫn nhớ chi tiết một vị tướng hàng đầu của Việt Nam đã hứng nước thẳng từ vòi của hệ thống lọc và xử lý sinh học nước khoan ngầm của căn cứ để uống, một hành động mà họ cho là thể hiện lòng tin của lãnh đạo cao cấp Việt Nam đối với các chuyên gia Liên Xô và thành quả lao động của họ. Hai ông còn nhớ rõ các ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam thời điểm đó như Ái Vân, Thanh Thanh Hiền, Vương Linh- Đặng Hùng… và tên các tiết mục mà họ đã mang đến Cam Ranh để biễu diễn phục vụ các bạn Liên Xô.
Đại tá quân dự bị S.I. Urbanovich nhắc lại kỷ niệm lần đến ban chỉ huy trung đoàn bảo vệ của phía Việt Nam để xin cho các phụ nữ của căn cứ được ra thị trấn Mỹ Ca gần đó chơi nhân dịp ngày 8/3. Các chỉ huy trung đoàn xếp ra bàn hai bình ba lít rượu truyền thống của lính thủy đánh bộ là rượu ngâm rắn biển và sò huyết, còn đồ nhắm thì chỉ có xoài xanh thái lát chấm muối và một xô đá lạnh. Và không nhớ là chúng tôi uống đến cốc rượu thứ bao nhiêu khi tôi muốn biết về hướng giải quyết đề nghị của mình thì được câu trả lời: Giờ nào việc nấy. Và cuối cùng, sau những lời nói bóng gió, tôi nghe thấy câu: Đồng chí Liên Xô thân mến, việc này chúng tôi giải quyết lâu rồi. Nhắc lại các sự kiện ngày ấy, tôi luôn tin tưởng rằng mối quan hệ anh em thân thiết giữa quân nhân hai nước Việt – Nga sẽ vượt qua được mọi rào cản của ngoại giao quan liêu.
Cựu thủy thủ công binh V.M. Koval thì lại nhớ đến một chi tiết rất người là những lần “ăn trộm” dừa để giải khát: Các bạn Việt Nam đã từng phải lấy dây kẽm gai quấn quanh gốc dừa nhưng chúng tôi vẫn hái được. Sáng ra dưới gốc dừa là cả một đống vỏ trái dừa đã bị uống hết nước. Một năm quân ngũ “vui vẻ” của tôi trôi qua thật nhanh trên đất nước nóng bức nhưng tuyệt vời đến mức làm chúng tôi đem lòng yêu mến này, yêu và gọi Việt Nam của tôi. Và mỗi lần trò chuyện khi nhắc đến đất nước này, tôi lại nói: Còn ở Việt Nam chúng tôi thì.
Năm 2000, hải quân Nga đã chính thức thông báo, hiện nay căn cứ này không còn quan trọng như trước nữa. Ngày 24/7/2001 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Ivanov thông báo: Nga cần phải rời khỏi Cam Ranh. Năm 2002, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đóng cửa căn cứ này sau khi Hà Nội và Moscow thống nhất được việc chấm dứt hợp đồng cho Nga thuê miễn phí Dù còn 3 năm nữa mới hết hợp đồng thuê Cam Ranh. Ngày 2/5/2002, hai bên ký biên bản tiếp nhận – bàn giao các hạng mục tại Cam Ranh. Ngày 3/5, chuyến bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng chở các chuyên gia và các quân nhân Nga về nước.
Ngày 4/5/2002 – ngày cuối cho sự hiện diện quân sự của Nga tại Việt Nam – các quân nhân, chuyên gia Nga rời PMTO 922 trên ôtô trong tiếng nhạc bài “Các sĩ quan”. Còn các chiến sĩ Vùng 4 Hải quân Việt Nam đứng nghiêm trên cầu cảng để tiễn những người bạn Nga. Trên boong “Sakhalin-09”, Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam. Chuẩn đô đốc Eryomin trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh – Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý của Liên Xô bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines… thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.
Trong thời gian ở lại, phía Liên Xô đã làm một số việc tùy tiện như khai thác đá ở các núi trong vịnh… không xin ý kiến và trao đổi với phía Việt Nam. Nhận được tin, Tướng Lê Đức Anh với cương vị là Tổng tham mưu trưởng lập tức tới Cam Ranh. Sau khi thị sát, ông phê bình: Để họ làm thế này thì đây sẽ bị sa mạc hóa. Không được. Mỗi cục đá ở đây phải quý như một cục vàng. Về tới Hà Nội, Tướng Lê Đức Anh báo cáo với Tổng Bí thư Lê Duẩn và Bộ Chính trị, kiên quyết không cho phía Liên Xô phá núi lấy đá và khai thác cát trong vùng vịnh. Trưởng đoàn chuyên gia và tùy viên quân sự Liên Xô phản đối. Tướng Lê Đức Anh nói: Tôi sẽ đảm bảo có đá cho các anh” và ông cho phép mở con đường dài 30km vào mỏ đá trong đất liền, phía Liên Xô và người dân rất phấn khởi.
Cũng trong thời gian này, tình hình biên giới phía Bắc nước ta vô cùng nóng bỏng, có những “trọng điểm” Tướng Lê Đức Anh mới chỉ tới hai lần. Nhưng với Cam Ranh, ông đã thị sát tới bốn lần bởi trong mắt Tướng Lê Đức Anh, vị trí Cam Ranh vô cùng quan trọng trong hiện tại cũng như tương lai. Nó gắn liền tới sự tồn vong và thịnh vượng của đất nước sau này. Theo ông: Cam Ranh là vị trí chiến lược, một khu vực phòng thủ then chốt của miền Trung và của cả nước là căn cứ bảo vệ cả một vùng biển rộng lớn và quần đảo Trường Sa… Tướng Lê Đức Anh trăn trở, tìm mọi cách thuyết phục các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, thu hồi bằng được cảng Cam Ranh càng sớm càng tốt. Bằng cách nào để thu hồi cảng Cam Ranh một cách êm thấm? Bởi trước đây Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Brezhnev Liên Xô đã ký Hiệp định đoàn kết và hợp tác toàn diện, những gì đã ký kết thì hai bên phải tôn trọng. Lúc này với cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh nghiên cứu kỹ “Hiệp định” xem chỗ nào “sơ hở” để tháo gỡ.
Mặc dù biết “Hiệp định” còn thời hạn tới năm 2004, nhưng được sự nhất trí của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đại tướng Lê Đức Anh lúc này với cương vị là Chủ tịch nước đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng và các cơ quan Nhà nước tiến hành trao đổi một cách kiên trì, mềm mỏng, khôn khéo để phía Nga tự rút, trao lại cảng Cam Ranh cho Việt Nam trước thời hạn. Thấy vậy, Đại tướng Lê Đức Anh nói: Các anh rút, chúng tôi chỉ xây dựng cảng cho Hải quân Việt Nam sử dụng, chứ nhất định không cho bất cứ nước nào vào đây thuê. Tôi cam đoan như vậy.
Ông Yuri Krutskikh, cựu quân nhân tàu ngầm thuộc Hạm đội Liên Xô, phụ trách khâu vũ khí trên một tàu ngầm điện – diesel lớp Dự án 641 (NATO định danh là lớp tàu Foxtrot), thuộc trung đoàn tàu ngầm điện – diesel số 19 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô (đã nghỉ hưu, hiện ở Vladivostok, Nga) đầu tháng 3/2021 ra mắt cuốn sách thứ hai viết về những sự kiện thời ông đóng quân tại căn cứ Cam Ranh (Việt Nam) cuối những năm 1980. Cuốn sách này mang tên Cam Ranh hay là chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot cuối cùng. một đoạn trong cuốn sách này về sự kiện (chưa kiểm chứng) lực lượng hải quân Xô viết đóng tại Cam Ranh suýt “để mất” 1 quả ngư lôi hạt nhân trên chiếc tàu ngầm diesel – điện lớp Foxtrot (Dự án 641) mà tác giả phục vụ.
Ông kể: Cuối những năm 1980, ông Krutskikh cùng tàu ngầm được đưa đến căn cứ Cam Ranh để tuần tra Biển Đông. Thời gian ông Krutskikh phục vụ tại Cam Ranh khoảng 7 tháng. Nhiệm vụ của đơn vị ông là giám sát hoạt động của các tàu sân bay và căn cứ hải quân của Mỹ ở Biển Đông, giám sát tuyến hàng hải qua eo biển Malacca. Tàu ngầm lớp Foxtrot được đóng từ cuối những năm 1950, đến thời ông Krutskikh phục vụ là cũng đã hơn 30 năm tuổi nhưng vẫn còn rất bền bỉ, dù điều kiện sinh hoạt trên tàu rất vất vả. Mỗi khi ra khơi, tàu ngầm của ông luôn mang theo 22 quả ngư lôi, trong đó có 2 quả gắn đầu đạn hạt nhân mà theo ước tính, mỗi quả đủ sức đánh chìm một tàu sân bay hạt nhân của Mỹ. Thủy thủ và sĩ quan trên tàu ngầm có tiêu chuẩn riêng về khẩu phần rượu. Thợ máy khoảng 20 lít/tháng, trưởng đài vô tuyến là 15 lít, hoa tiêu 10 lít, và lính phụ trách vũ khí là 3 lít/tháng. Vũ khí mà tàu ngầm mang theo khi tuần tra gồm ngư lôi, mìn biển, súng trường, súng ngắn, và đắt tiền nhất là ngư lôi, nhất là ngư lôi hạt nhân.
Khi về căn cứ, ngư lôi hạt nhân sẽ được tháo dỡ từ tàu ngầm, đưa lên bờ cất vào kho. Một lần có sự kiện hy hữu xảy ra với việc này. Sau một chuyến công tác, tàu quay về căn cứ và thủy thủ phải đưa 2 quả ngư lôi hạt nhân lên bờ. Ông nói: Mọi thứ đều bình thường. Chúng tôi đo tốc độ gió bảo đảm ở mức bình thường rồi đưa ngư lôi ra, báo cho bộ phận trên bờ. Họ đến, kiểm tra mọi thứ và cho phép tiến hành. Quả ngư lôi hạt nhân đầu tiên được đưa khỏi tàu ngầm. Bạn có bao giờ giữ một quả ngư lôi hạt nhân trong tay? Nó là một điếu xì gà khổng lồ màu xanh đen, không có dấu hiệu phân biệt gì với những quả ngư lôi khác cả về màu sắc lẫn kích cỡ. Cũng chẳng có những dấu hiệu cảnh báo như ký hiệu phóng xạ hay đầu lâu và xương chéo.
Thế rồi, chậm rãi nhích từng milimét, quả ngư lôi được chuyển từ trong khoang tàu lên. Rồi một xe cần cẩu đến, cẩn thận nhấc quả ngư lôi lên “như ông bố nâng niu đứa con đầu lòng” rồi hạ nó xuống thùng một xe tải Kamaz đặc chủng đậu gần đó. Tiếp theo, quả ngư lôi hạt nhân thứ hai cũng được thủy thủ cẩn thận, chậm rãi đưa lên boong tàu, chờ cần cẩu đưa lên bờ. Bất ngờ người phụ trách bốc dỡ ngư lôi trên bờ tuyên bố dừng tiếp nhận ngư lôi do lúc này tốc độ gió vượt mức cho phép là 1 m/giây, theo máy đo gió của ông ta. Thế là xe cần cẩu ngừng bốc dỡ, quay về gara. Người phụ trách tiến về phía ông Krutskikh, giao biên bản bàn giao vũ khí và vui sướng được quay về nhà sớm với vợ con. Bạn không thể để quả ngư lôi hạt nhân nằm trên boong tàu, lỡ trời mưa và có thể nó sẽ bị đánh cắp. Và rồi chậm rãi từng milimet, chúng tôi lại đưa quả ngư lôi xuống khoang tàu, cho vào ống phóng và đậy nắp lại.
Sáng hôm sau mọi thứ có vẻ yên tĩnh… Nhưng chẳng ai vội vã với việc mang quả ngư lôi hạt nhân còn lại khỏi tàu chúng tôi. Sau bữa trưa, tôi lo lắng và gọi điện cho bộ phận vũ khí của căn cứ. Một giọng ngái ngủ trả lời là không biết gì cả, xin đừng quấy rầy (?). Nửa giờ sau, tôi gọi lại và hỏi khi nào thì cần cẩu đến để bốc dỡ ngư lôi. Giọng nói hồi nãy trả lời với vẻ bực mình rằng ngư lôi đã được bốc dỡ xong hôm qua, có biên bản giao nhận đủ 2 quả trên bàn anh ta. Ngư lôi đã ở trong kho, đừng có hỏi ngốc nghếch nữa”, rồi anh ta dập máy. Thế là ông Krutskikh liền xem lại biên bản mình đang giữ một bản và nhận ra trong đó ghi đã nhận 2 quả chứ không phải 1, có chữ ký của người phụ trách bốc dỡ vũ khí.
Như vậy quả ngư lôi đang ở trên tàu là của chúng tôi! Tôi liền báo cho chỉ huy tàu, chỉ huy tỏ ra vui sướng. Chúng tôi nhất trí nên chuyển giao quả ngư lôi hạt nhân này cho Saddam Hussein. Một cuộc tranh cãi nhỏ đã xảy ra chỉ vì câu hỏi cần lấy của Saddam bao nhiêu tiền. Chỉ huy nói rằng anh ta sẽ không chiến đấu với một người bạn, chỉ cần một triệu USD là đủ, và tôi muốn đến 10 triệu USD cũng không phải là chuyện vặt. Tuy nhiên giấc mơ triệu phú của các quân nhân tàu ngầm chỉ tồn tại được… 2 giờ. Ngay trước bữa trưa, một xe cẩu cùng các đại diện của kho vũ khí đến nơi tàu ngầm đang đậu. Tốc độ gió lúc này bình thường. Và nửa giờ sau, quả ngư lôi hạt nhân còn lại được chậm rãi, cẩn thận đưa từ dưới tàu lên, để cho cần cẩn cẩu lấy và đặt vào thùng xe tải Kamaz chuyên dụng chở ngư lôi. Và rồi quả ngư lôi được đưa về cất giữ ở kho vũ khí bên dưới lòng đất. Thật đáng tiếc, lẽ ra đã có cơ hội vào cuối những năm 1980 để thay đổi toàn bộ lịch sử thế giới: cứu Saddam Hussein khỏi phòng tra tấn và giá treo cổ, và Iraq khỏi sự sỉ nhục và cướp phá. Cũng sẽ không có xuất hiện bọn I S, không có khủ ng b ố, sẽ không có gì xảy ra. Nhưng ông Krutskikh không buồn lâu. Vài tháng sau, tàu ngầm lại nhận ngư lôi hạt nhân đi tuần tra tiếp, và sau khi quay về căn cứ, khẩu phần rượu của ông được tăng gấp đôi.
Ngày 10/12/2009, hai nước khánh thành tượng đài Tưởng niệm những người Liên Xô/Nga và Việt Nam hy sinh tại bán đảo Cam Ranh vì hoà bình, ổn định khu vực. Vấn đề hải quân Nga trở lại Cam Ranh vẫn âm ỉ đã rộ lên trên báo chí Nga trong tháng 10/2010, trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Dmitri Medvedev. Giới quân sự Nga, một số tướng lĩnh, đô đốc tại ngũ và nghỉ hưu, chuyên gia quân sự Nga cũng đã đề cập khả năng hải quân Nga trở lại Cam Ranh. Hãng RIA Novosti thời điểm đó dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Sergei Prikhodko nói với báo giới ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Medvedev rằng, Kremlin không thấy cần phải tái lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng quan tâm đến hoạt động của một căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật cho hải quân. Nguồn tin cấp cao ở Moscow cho biết, Nga không định triển khai tại Cam Ranh vũ khí trang bị và binh sĩ như thời Liên Xô. Căn cứ này sẽ phần nhiều giống với căn cứ ở cảng Tartus, Syria, nơi mà các tàu hải quân Nga vẫn ghé vào trong các cuộc hành quân trên Địa Trung Hải. Việc thành lập một căn cứ như thế ở Cam Ranh không nên gây lo ngại cho các nước láng giềng của Việt Nam.
Tháng 10/2010, phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ xây cảng dịch vụ tổng hợp tại Cam Ranh và Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu của hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm, theo cơ chế thị trường như nhiều nước trên thế giới đã làm. Rõ ràng sự trở lại Cam Ranh của quân đội Nga là vấn đề được cả Việt Nam và Nga suy tính kỹ, trong một thời gian dài và là quyết định sáng suốt, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, đồng thời có tầm ảnh hưởng lâu dài đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á. Thông tin trên được đưa ra sau khi Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Sang tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, các công ty Nga được ưu tiên trong việc xây dựng Trung tâm hậu cần dịch vụ quân sự tại cảng Cam Ranh. Việc này rất dễ hiểu bởi lẽ vũ khí, khí tài quân sự trước đây của Việt Nam đều do Liên Xô viện trợ và hiện vẫn đang được bảo quản theo phương thức “giữ tốt, dùng bền”. Các vũ khí mà Việt Nam mua sắm thời gian gần đây chủ yếu vẫn là của Nga, bởi Nga là đối tác chiến lược. Về mặt chính trị, Nga là đối tác tin cậy. Về mặt công nghệ, vũ khí của Nga cũng hiện đại và Việt Nam đã quen sử dụng, hiệu quả chiến đấu đã được thực tế kiểm chứng.
Tháng 11/2013, trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Việt Nam, hai bên đã ký kết hiệp định về việc mở căn cứ chung để bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm tại Cam Ranh. Các chiến hạm Nga được quyền sử dụng căn cứ theo thủ tục đơn giản hóa hơn so với các quốc gia khác. Kể từ năm 2014, không quân Nga sử dụng Cam Ranh để bố trí ở đây các máy bay tiếp nhiên liệu Il-78 thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga. Sự hiện diện của các máy bay tiếp dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam là cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Việt Nam thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Tuy nhiên điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.
The Diplomat (Nhật Bản) cho rằng: Nếu Hà Nội muốn trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới, rằng Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Việt Nam.