Trung Quốc Phong

Trung Quốc Phong

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Thời gian thích hợp để đàm phán với người Trung Quốc

Khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu việc làm ăn với người Trung Quốc là từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10. Bạn nên tránh các việc quan trọng vào dịp Tết nguyên đán bởi người Trung Quốc ăn Tết rất lâu, tất cả các việc kinh doanh sẽ ngưng trệ nhiều ngày trong dịp này.

Khám Phá Nền Tảng Tri Thức Nho Giáo

Nền giáo dục Nho giáo phong kiến Trung Quốc đặt nền móng trên tư tưởng của Khổng Tử, coi trọng đạo đức, lễ nghi và kiến thức kinh điển. Mục tiêu của nó là đào tạo ra những người quân tử có đạo đức, tài năng, phục vụ cho triều đình và xã hội. Từ khoa cử, chế độ tuyển chọn quan lại dựa trên học vấn, đã thúc đẩy tinh thần học tập và khát vọng thăng tiến của người dân.

Khoa cử thời phong kiến Trung Quốc

Những điểm cần lưu ý trong cuộc gặp đầu tiên

Để buổi hợp tác được thành công, bạn cần tham khảo các tips sau:

Đến đúng giờ hẹn hay tốt nhất là đến trước khoảng 5 phút, điều này thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như giúp bạn tạo ấn tượng tốt ban đầu với đối tác.

Ăn mặc gọn gàng, lịch sự không quá phô trương là một điểm cộng cho bạn trong mắt đối tác người Trung Quốc.

Không chọn những màu sắc quá nổi bật hay đeo quá nhiều phụ kiện. Tất cả những gì bạn cần là một bộ suit lịch lãm và một chiếc đồng hồ đeo tay.

Một nhà hàng hay một quán ăn sang trọng là lựa chọn thường thấy. Tuy nhiên nếu có thể bạn nên tìm hiểu về thói quen ẩm thực của đối tác. Sẽ tuyệt vời nếu bạn giới thiệu với họ những món ăn độc đáo của Việt Nam. Hoặc có thể chọn một nhà hàng món Hoa sang trọng nếu người bạn đó xa nhà đã lâu và muốn thưởng thức hương vị quê hương.

Kinh nghiệm đàm phán với đối tác Trung Quốc

- Người Trung Quốc mất lòng tin tại các cuộc họp với người lạ

- Hai bên trao đổi với người trung gian những quan điểm bất đồng.

- Người Trung Quốc thích được gọi kèm chức vụ và tên.

- Coi trọng sự phục tùng và phân cấp chức vụ.

- Thể diện là hình ảnh tích cực của một cá nhân hay một tập thể về chính bản thân họ.

- Đừng bao giờ vô tình hay hữu ý làm chạm đến thể diện của người Trung Quốc.

Người TQ đánh giá cao về tinh thần làm việc chăm chỉ.

Đối tác thể hiện sự quan tâm bằng cách:

2) Trình bày với đối tác những thông tin của bạn

Như vậy, để hiểu được văn hóa của một người hay một quốc gia là điều không hề đơn giản. Trong kinh doanh nếu “hiểu” được đối tác thì bạn đã có 50% thắng lợi. Trên đây là bài viết về phong cách đàm phán với người Trung Quốc. Hy vọng qua bài viết này giúp các bạn nắm được đặc điểm đàm phán của người Trung Quốc để giành ưu thế trên bàn đàm phán.

https://thutucxuatnhapkhau.com/tuyen-dung/

** Ưu đãi mua sớm: Giảm 1.000.000đ/khách – áp dụng cho 10 khách người lớn mua tour đầu tiên.(Không áp dụng cộng dồn khuyến mãi sự kiện)

NGÀY 1: TP.HCM - THẨM QUYẾN - TÂY AN (Ăn tối) Quý khách tập trung tại Ga Quốc tế - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục đáp chuyến bay CZ8474 (02:10 - 06:10) đi Thẩm Quyến. Sau đó tiếp tục nối chuyến đi Tây An theo chặng bay CZ6621 (09:55 - 12:40). Xe và hướng dẫn đón đoàn tham quan Tường thành Tây An, được xây dựng vào thế kỷ 14 bởi Chu Nguyên Chương, vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh, đây là tường thành hoàn thiện nhất còn tồn tại ở Trung Quốc và cũng là một trong những hệ thống phòng thủ quân sự cổ đại lớn nhất thế giới. Đoàn đến khu Phố Hồi Dân (Khu phố của dân tộc Hồi), với lịch sử hàng trăm năm đậm nét văn hóa, nơi đây còn là nơi tập trung các món ăn vặt nổi tiếng của Tây An như thịt xiên nướng, súp thịt cừu, mì da lạnh, bánh bao súp, bánh thịt cừu, cơm rang dưa chua... Nghỉ đêm tại Tây An.

NGÀY 2: TÂY AN (Ăn sáng, trưa, tối) Tham quan Bảo tàng Binh Mã Dũng (Đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng), quý khách đi chuyển bằng xe điện tham quan khu bảo tàng, một quần thể gồm hơn 8.000 tượng người, ngựa bằng đất nung được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nhà Tần trong thời gian 210-209 trước Công nguyên. Đến năm 1994, ngôi mộ được tiếp tục khai quật phát hiện "tinh hoa trong tinh hoa", chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú mang tính nghệ thuật cao; tham quan Quảng trường Tháp Đại Nhạn. Ghé thăm con phố đi bộ có các tòa nhà theo kiến trúc thời Đường, Đại Đường Bất Dạ Thành, là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội mang sắc màu truyền thống, con phố thu hút về đêm với nghệ thuật trang trí đèn vô cùng rựa rỡ... Nghỉ đêm tại Tây An.

NGÀY 3: TÂY AN - LẠC DƯƠNG (Ăn sáng, trưa, tối) Đoàn đi tàu cao tốc đến Lạc Dương, quê hương của ngài Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang, cũng là một trong tứ đại cố đô và cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Tham quan Hang đá Long Môn bằng xe điện, công trình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với hàng ngàn tượng Phật được điêu khắc trên vách núi. Hang đá đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều triều đại, được lưu giữ qua các hiện vật và tư liệu quý giá về sự phát triển kinh tế, tôn giáo, văn hóa cổ đại và nghệ thuật chạm khắc đá. Tham quan Tùy Đường Lạc Dương Thành, là một phần của cung điện hoàng gia trong triều đại Tùy và Đường, được xây dựng vào năm đầu tiên của nhà Tùy năm 605; Ứng Thiên Môn (Ngũ Phụng Lầu), là “Tùy Đường đệ nhất môn”, cổng chính ở phía Nam của Tử Vi Thành; Minh Đường - Thiên Đường là nơi thực hiện các nghi lễ cung đình, bao gồm cả nghi thức tạ trời đất, hay để Võ Tắc Thiên tiếp quần thần. Thiên Đường là tòa tháp cao nhất Lạc Dương để thờ cúng Phật. Quý khách dạo đêm tại Thành Cổ Lạc Ấp. Nghỉ đêm tại Lạc Dương.

NGÀY 4: LẠC DƯƠNG - ĐĂNG PHONG (Ăn sáng, trưa, tối) Tham quan Bạch Mã Tự, là ngôi chùa Phật giáo được xây dựng đầu tiên tại Trung Hoa vào năm 68 sau công nguyên, thiền sư Ca Diếp Ma Đằng và thiền sư Trúc Pháp Lan của Ấn Độ đã mang theo bộ Kinh "Tứ pháp thập nhị chương" đến Trung Hoa tạo mối bang giao giữa hai nước và chọn nơi đây để bắt đầu hành trình phát triển Phật Giáo. Khởi hành đi Đăng Phong, tham quan Thiếu Lâm Tự, là thiền tông tổ đình của Phật giáo Hán truyền, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Trung Hoa. Quý khách xem biểu diễn võ thuật công phu, tìm hiểu các đời Võ tăng xứng danh câu “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”. Nghỉ đêm tại Đăng Phong.

NGÀY 5: ĐĂNG PHONG - KHAI PHONG (Ăn sáng, trưa, tối) Đoàn khởi hành về Khai Phong. Tham quan Khai Phong Phủ - là nơi gắn liền với lịch sử triều đại Bắc Tống, quý khách tham quan thủ phủ đệ nhất thiên hạ lúc bấy giờ là nơi làm việc của Bao Thanh Thiên (Bao Chửng), một vị quan nổi tiếng thanh liêm chính trực cùng 03 bộ đầu trảm uy quyền. Tham quan vườn Thượng Hà Thanh Minh, được xây dựng theo bản vẽ “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” của họa sỹ nổi tiếng thời Bắc Tống, Trương Trạch Đoan. Nghỉ đêm tại Khai Phong.

NGÀY 6: KHAI PHONG - TRỊNH CHÂU - QUẢNG CHÂU - TPHCM (Ăn sáng) Trả phòng. Đoàn tự túc tham quan và ăn trưa. Xe đưa đoàn di chuyển đến sân bay Trịnh Châu đáp chuyến bay CZ5746 (17:55 - 20:20) về Quảng Châu, làm thủ tục nối chuyến bay CZ6089 (23:25 - 01:35+1) về Tp.HCM. Đến sân bay Tân Sơn Nhất, đoàn kết thúc chương trình du lịch Trung Quốc 06 ngày.

Tuy nhiên, từ thời hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh (1638 - 1661), hoàng tộc bắt đầu loại trừ phụ nữ Hán tiến cung bằng cách chỉ giới hạn chọn phi tần cho vua trong các gia đình Bát kỳ, chủ yếu là người Mãn Châu và Mông Cổ.

Nhà Thanh là triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập. Bát kỳ là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu, mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản. Bát kỳ ban đầu chỉ dùng cho người Mãn Châu, sau được phát triển thêm Mông Cổ Bát kỳ và Hán tộc Bát kỳ, vì vậy gọi chung Bát kỳ.

Ba năm một lần, Bộ Hộ phối hợp với Nội vụ phủ sẽ gửi thông báo tuyển tú nữ tới quan lại ở kinh thành và các gia đình Bát Kỳ trên khắp cả nước để nhờ người đứng đầu các thị tộc hỗ trợ. Quan chức sau đó gửi danh sách những thiếu nữ đủ tiêu chuẩn tới Bộ Hộ và Nội vụ phủ ở kinh thành.

Dưới thời nhà Thanh, các cô gái được lựa chọn sẽ được đưa đến Thần Vũ Môn vào ngày đã được chỉ định. Đi cùng họ là cha mẹ, những người họ hàng gần nhất và người đứng đầu thị tộc hoặc quan lại địa phương. Nền tảng xã hội không phải rào cản và nhiều hoàng đế chọn phi tần từ thường dân. Hoàng hậu là một ngoại lệ, bà luôn được chọn từ một gia đình quan chức phẩm vị cao.

Gần 100 ứng viên được chọn sẽ được các “ma ma” đào tạo. Cơ thể họ cũng được kiểm tra để đảm bảo không mắc bệnh ngoài da, mùi cơ thể và những vấn đề khác. Những người được lựa chọn cuối cùng sẽ được rèn luyện cách nói năng, cử chỉ, đi lại, hành vi được phép. Họ cũng được dạy đọc sách, viết chữ, cầm, kỳ, thi, họa.

Cuối cùng, những ứng viên nổi bật sẽ dành ra vài ngày để hầu hạ mẹ của hoàng đế, chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của bà. Họ cũng phải trải qua các cuộc kiểm tra trong lúc ngủ để xem có thói quen xấu như ngáy, phát ra mùi, nói mê hoặc mộng du hay không.

Vào năm 1621, hoàng đế Thiên Khải nhà Minh phái thái giám đi khắp đất nước để chọn ra 5.000 cô gái từ 13 - 16 tuổi, từ đó ông sẽ chọn một người làm vợ. Ngày đầu tiên, các cô gái xếp thành hàng 100 người theo độ tuổi và 1.000 người bị loại vì quá cao, thấp, gầy hoặc béo.

Ngày thứ hai, thái giám kiểm tra cơ thể các cô gái, đánh giá giọng nói, cách cư xử của họ. Sau đó, thêm 2.000 người bị loại. Sang ngày thứ ba, thái giám quan sát bàn chân, tay và vẻ duyên dáng khi di chuyển, 1000 người nữa bị loại. Khi 1.000 thiếu nữ còn lại trải qua các cuộc kiểm tra phụ khoa, thêm 700 người không đủ tiêu chuẩn.

300 người sau đó được đưa vào cung, nơi họ tiếp tục các cuộc kiểm tra trong một tháng về trí thông minh, khí chất và đạo đức. 50 người được chọn cuối cùng sẽ được kiểm tra thêm về toán, văn chương, nghệ thuật và được phân cấp bậc. Ba người xuất sắc nhất được phong tước vị phi tần cao nhất.

Chỉ vài người trong số những người trải qua quy trình nghiêm ngặt này nhận được sự chú ý của hoàng đế và được sủng ái. Phần lớn sẽ sống cuộc đời cô độc trong cung cấm và không có gì ngạc nhiên khi sự ghen tuông, đố kỵ thường xuyên xảy ra. Sắc đẹp có vẻ là một lời nguyền hơn là điều may mắn trong giai đoạn lịch sử này ở Trung Quốc.

Phi tần bị cấm quan hệ tình dục với bất cứ ai khác ngoài vua. Phần lớn hoạt động của họ đều bị giám sát bởi thái giám, những người nắm giữ quyền lực lớn trong cung. Phi tần phải tắm gội kỹ càng và được thái y kiểm tra trước khi được hoàng đế thị tẩm (ngủ với vua).

Giữa hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người được chọn vào cung, người nào được vua sủng ái cũng phải chịu sự đố kỵ từ những người khác. Các phi tần có phòng riêng và sẽ lấp đầy những ngày tháng nhàn rỗi, tẻ nhạt của họ bằng cách trang điểm, may vá, đàn hát và gặp gỡ những phi tần khác. Nhiều người trong số họ sống cả đời trong cung mà không một lần được gặp mặt vua.

Trong hậu cung nhà Thanh, thứ bậc vẫn ổn định nhưng số lượng vợ và phi tần khác nhau dưới thời các hoàng đế khác nhau. Hoàng hậu (vợ cả của vua) và Thái hậu (mẹ của vua) có địa vị tương đương nhau. Dưới hoàng hậu là một hoàng quý phi, hai quý phi, bốn phi và sáu tần.

Chế độ đa thê là thông lệ phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến, dù thực tế chỉ những đàn ông giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu mới có thể lấy thêm vợ. Đa thê như một sự khẳng định về quyền thế của người đàn ông, trọng tâm là việc sinh con nối dõi và kế thừa gia tộc.

Nho giáo nhấn mạnh khả năng "tề gia trị quốc" của đàn ông. Trong trường hợp của vua, việc sinh con để đảm bảo người kế vị ngai vàng là điều tối quan trọng.

Để duy trì chế độ đa thê, vợ cả, người có uy quyền vượt trội hơn những người vợ khác, chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc và khuyên bảo những người vợ khác chung sống hòa thuận với nhau.

Phụ nữ phải vượt lên những cảm xúc thông thường, không được ghen tuông, đố kỵ hay ganh đua. Người chồng phải dành tình cảm đồng đều cho các bà vợ, không được đặc biệt ưu ái ai hay để người phụ nữ nào độc chiếm.

Thời phong kiến, người ta tin rằng đời sống tình dục của vua là điều cần thiết để duy trì sự thịnh vượng của triều đại. Từ thế kỷ thứ mười, lịch của Trung Quốc không phải dùng để theo dõi thời gian mà để kiểm soát chuyện chăn gối của vua. Vòng luân chuyển các phi tần được thị tẩm được kiểm soát chặt chẽ và được ghi chép cẩn thận.

Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, tuổi được xác định từ thời điểm thụ thai, không phải thời điểm sinh ra. Hoàng tộc Trung Quốc tin rằng phụ nữ có khả năng thụ thai nhiều nhất vào thời điểm trăng tròn.

Hoàng hậu và các phi tần phẩm vị cao sẽ được thị tẩm vào thời điểm trăng tròn để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, có phẩm hạnh. Các phi tần cấp thấp hầu hạ vua vào những ngày trăng non để nuôi dưỡng dương khí cho vua.

Trong số các phi tần thời nhà Thanh, Trân Phi là một người nổi tiếng. Bà vào cung năm 1899 dưới thời hoàng đế Quang Tự khi mới 13 tuổi. Bà được phong làm hoàng quý phi, chỉ đứng sau hoàng hậu Long Dụ, cháu của Từ Hy Thái hậu.

Trân Phi là một phụ nữ xinh đẹp và thông minh. Là phi tần được hoàng đế Quang Tự rất yêu thích, Trân Phi rất có ảnh hưởng trong triều đình. Bà ghét các quy tắc, có xu hướng nổi loạn nên khiến Từ Hy tức giận, luôn tìm cách trừng phạt.

Ngày 20/6/1900, liên minh tám nước bao vây Bắc Kinh, Từ Hy buộc Quang Tự phải cùng bà tạm lánh đến Tây An. Trước khi rời đi, Từ Hy ra lệnh cho Trân Phi phải tự sát với lý do tuổi trẻ và nhan sắc của bà sẽ gây nguy hiểm cho hoàng tộc và cũng sẽ làm ô uế nếu bà bị lính nước ngoài cưỡng hiếp.

Trân phi không chấp thuận, yêu cầu được gặp hoàng thượng để nói chuyện. Người ta tin rằng Từ Hy đã đáp lại yêu cầu này bằng cách ra lệnh cho các thái giám ném Trân phi xuống một cái giếng phía sau cung Ninh Hạ.

Với số lượng lớn phi tần trong hậu cung, sự cạnh tranh để giành ưu ái từ hoàng đế là điều không thể tránh khỏi. Vị trí được thèm muốn nhất là hoàng hậu, việc mang thai một đứa con trai cho hoàng đế cũng là điểm lợi lớn trong hậu cung.

Những người đầy tham vọng sẽ lên kế hoạch chống lại các đối thủ của mình bằng cách hình thành liên minh với thái giám. Nếu mưu đồ thành công, người phụ nữ này có thể lên được vị trí cao hơn. Đổi lại, họ sẽ thưởng cho thái giám hỗ trợ mình tiền bạc và địa vị quyền lực.

Tuy nhiên, không phải tất cả hậu cung đều đầy rẫy âm mưu. Truyền thuyết về hoàng đế Hiên Viên kể rằng ông có bốn phi tần, không chọn lựa theo bề ngoài mà dựa trên năng lực của họ. Một người được coi là người phát minh ra nghệ thuật nấu ăn và đũa, trong khi một phi tần khác được cho là đã phát minh ra lược. Họ đã cùng nhau giúp hoàng đế cai trị đất nước.

Nhiều thê thiếp có số phận bi thảm khi hoàng đế qua đời. Họ bị hiến tế, thường là chôn sống, để đoàn tụ với chủ nhân của mình ở thế giới bên kia.