Tuyển Dụng Lao Động Bình Dương

Tuyển Dụng Lao Động Bình Dương

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng cao

Khó tuyển dụng lao động dù người thất nghiệp còn nhiều

Tại buổi làm việc với Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về thị trường việc làm tại địa phương, ngày 8/8, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tỉnh đã giới thiệu việc làm cho hơn 54.000 người và tạo thêm 17.500 việc làm, đạt 47,4% kế hoạch năm.

Tổng số hồ sơ tiếp nhận đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tính đến cuối tháng 5/2024 là 39.176 người.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở cho biết, thực tế, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn nhưng lại gặp nhiều khó khăn mặc dù số lao động thất nghiệp vẫn nhiều.

Tuyển dụng lao động tại một công ty may mặc ở KCN Đồng An, Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Tuyên, số lượng lao động thất nghiệp phần nhiều trong độ tuổi từ 40 trở lên. Trong khi phần lớn doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi nhỏ hơn 40 tuổi.

Khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chưa quan tâm nhiều đến chính sách hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện.

Vì vậy, việc kết nối, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho đối tượng này thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm, và chấm dứt hưởng trợ cấp khi đã có việc làm mới.

Đồng thời, người lao động phải nộp hợp đồng lao động đã ký kết trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Những quy định này dẫn đến tình trạng nhiều lao động không có nhu cầu tìm việc làm chính thức mà chỉ muốn tìm kiếm việc làm thời vụ.

Dự báo, nhu cầu tuyển dụng lao động ở Bình Dương từ nay đến cuối năm cần khoảng 20.000-25.000 lao động. Ảnh: Nguyên Vỹ

Một nguyên nhân nữa, sau dịch Covid-19, nhiều công ty đã tái cơ cấu sản xuất và tự động hóa, dẫn đến thừa lao động phổ thông. Như trường hợp của Công ty TNHH Sài Gòn STEC ở KCN VSIP II đang có khoảng 700 lao động phổ thông dôi dư so với kế hoạch.

Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm đề nghị tỉnh Bình Dương cần khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình dịch chuyển, nhu cầu lao động theo từng ngành nhằm đưa ra dự báo tuyển dụng chính xác, lập kế hoạch đào tạo nghề phù hợp.

Ngoài ra, tỉnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành khác để nắm bắt tình hình dịch chuyển lao động, tránh tình trạng thừa, thiếu lao động và lãng phí nguồn lực chất lượng cao.

Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 29 KCN và 12 cụm công nghiệp. Tỉnh thu hút khoảng 1,3 triệu lao động, trong đó 53% là lao động nhập cư.

Dự báo, nhu cầu tuyển dụng lao động ở Bình Dương cả năm 2024 sẽ từ 60.000-70.000 lao động, với khoảng 20.000-25.000 lao động trong thời gian còn lại của năm.

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao do tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tại Bình Dương đã nhận được nhiều đơn hàng mới, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm.

Bên cạnh đó, trong 5 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút 525 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 75% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến nay, tỉnh đã thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI. Nhờ có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, thị trường lao động tại Bình Dương hiện nay khá sôi động.

Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao như: May mặc, da giày, điện tử, cơ khí, chế biến thực phẩm...

Một số doanh nghiệp lớn đang đầu tư tại Bình Dương cần số lượng lớn lao động như: Tập đoàn Lego (Đan Mạch) cần 5.000 người, Công ty TNHH Timberland cần tuyển 3.000 lao động, Công ty TNHH Chí Hùng cần tuyển 3.000 lao động… Để thu hút nguồn nhân lực, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra mức thu nhập khá cao cùng các phụ cấp hấp dẫn.

Theo lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, xu hướng tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp là tập trung vào lao động có tay nghề, đã qua đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngay thay vì phải đào tạo lại. Tuy nhiên, nguồn lao động có tay nghề tại Bình Dương hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết: Để giải quyết bài toán thiếu hụt lao động, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương kết nối với hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước để thu hút nguồn lao động từ các địa phương khác đến Bình Dương làm việc.

"Sở cũng kết nối chặt chẽ cung cầu lao động giữa các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động với các doanh nghiệp mở rộng quy mô và có nhu cầu tuyển dụng. Sở đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học với doanh nghiệp để giới thiệu học viên, sinh viên tốt nghiệp cho các doanh nghiệp", ông Tuyên cho hay.