Vắc Xin Hpv Gardasil 9 Tiêm Mấy Mũi Giá

Vắc Xin Hpv Gardasil 9 Tiêm Mấy Mũi Giá

Hiện nay, HPV (Human Papillomavirus) đang là nỗi lo lắng của nhiều người bởi mức độ nguy hiểm mà nó gây ra đối với sức khỏe. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nghiêm trọng với tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm, việc phòng ngừa HPV trở thành một vấn đề cấp thiết. Biện pháp phòng ngừa an toàn nhất hiện nay là tiêm vắc xin HPV. Trong số các vắc xin phòng ngừa HPV hiện có, Gardasil 9 nổi bật lên như một lựa chọn hàng đầu nhờ vào phạm vi bảo vệ rộng rãi và hiệu quả cao. Vậy, vắc xin Gardasil 9 là gì và đối tượng nào nên sử dụng vắc xin này?

Tiêm HPV mũi 3 trễ hoặc sớm hơn lịch có sao không?

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng mũi rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể bị sốt, bị viêm hoặc mắc các bệnh cấp tính nên không đủ điều kiện tiêm tiếp, hoặc vì nguyên nhân khác như đi du lịch, về quê nên không thể tiêm chủng đúng lịch. Tiêm HPV mũi 3 trễ hơn so với lịch tiêm không gây ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin và hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, việc trì hoãn hoàn thành mũi 3 có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh khi hệ miễn dịch chưa được trang bị toàn diện để “chiến đầu” lại virus.

Thời điểm tiêm có thể ngay sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc ngay khi sức khỏe hồi phục. Bạn cần thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng bổ sung kịp thời. Bạn cũng nên tránh việc lùi lịch tiêm không cần thiết do tiêm đúng lịch giúp vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, đảm bảo miễn dịch đầy đủ.

Chỉ tiêm 1 mũi HPV có được không? Có tác dụng không?

Không! Theo Bộ Y tế, tùy loại vắc xin HPV và độ tuổi mà người tiêm cần tiêm đủ 2 hoặc 3 mũi để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tối ưu nhất. Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin HPV, tính sinh miễn dịch của vắc xin sẽ không đảm bảo, người tiêm có nguy cơ nhiễm HPV vì kháng thể từ 1 mũi vắc xin không đủ bảo vệ.

Vắc xin Gardasil có phác đồ ba mũi, không thay đổi theo độ tuổi. Còn vắc xin Gardasil 9, số mũi tiêm có sự thay đổi, khác biệt giữa nhóm chưa đủ 15 tuổi và nhóm còn lại. Trẻ em dưới 15 tuổi tiêm chủng hai mũi vắc xin đã sinh kháng thể toàn diện với bệnh. Nhóm từ 15-45 tuổi cần tiêm phác đồ 3 mũi.

Xét về mặt kinh tế, tiêm vắc xin HPV trước sinh nhật 15 tuổi sẽ tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, dù tiêm ở độ tuổi nào, vắc xin vẫn có hiệu lực trên 90% với các chủng virus có trong vắc xin. Người tiêm cần lưu ý thực hiện đúng số mũi tiêm được khuyến cáo.

⇒ Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bài giải đáp: Tiêm HPV 1 mũi có tác dụng không? Mấy mũi là đủ để phòng ngừa?

Đối tượng tiêm vắc xin Gardasil 9

Đối tượng sử dụng: Nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45. Cụ thể, độ tuổi tối thiểu là vừa tròn 9 tuổi và tối đa là chưa đến sinh nhật tuổi 46.

Xem thêm: Độ tuổi tiêm HPV là bao nhiêu ở cả nam và nữ?

Nam giới có được tiêm HPV vắc xin Gardasil 9 không?

Nam giới hoàn toàn có thể tiêm vắc xin Gardasil 9. Gardasil 9 không chỉ bảo vệ phụ nữ khỏi các chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung mà còn hiệu quả với nam giới trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến HPV như ung thư dương vật, hậu môn, hầu họng và mụn cóc sinh dục​. Tiêm vắc xin HPV cho nam giới không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp giảm sự lây lan của virus HPV.

Gardasil 9 là một bước tiến quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý gây ra bởi virus HPV. Với khả năng bảo vệ chống lại 9 loại virus HPV phổ biến nhất, vắc xin này mang lại hy vọng lớn trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn do các chủng virus HPV trên gây ra. Với sự hỗ trợ của các trung tâm tiêm chủng uy tín như Tiêm chủng Long Châu, việc tiêm vắc xin Gardasil 9 trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Hãy liên hệ ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình!

Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng cả đối tượng và phạm vi phòng bệnh rộng hơn ở nam và nữ giới, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản…, với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 90%.

Vắc xin Gardasil 9 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Merck Sharp & Dohme (MSD – Mỹ).

Hoãn tiêm chủng ở những người đang bị sốt nặng cấp tính. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng nhẹ, như nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ hoặc sốt mức độ nhẹ không chống chỉ định tiêm Gardasil 9.

Vắc xin chỉ dùng để dự phòng, không có tác dụng điều trị. Do đó, vắc xin Gardasil 9 không chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn, tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn hoặc mụn cóc sinh dục mức độ cao…, không ngăn ngừa các tổn thương do tuýp HPV có trong vắc xin ở những người bị nhiễm tuýp HPV đó tại thời điểm tiêm chủng. Vắc xin này nên được dùng thận trọng cho những người bị giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào vì chảy máu có thể xảy ra sau khi tiêm bắp ở những người này.

Các nghiên cứu theo dõi dài hạn hiện đang được tiến hành để xác định thời gian bảo vệ. Không có dữ liệu về độ an toàn, tính sinh miễn dịch hoặc hiệu quả để hỗ trợ cho việc sử dụng thay thế cho nhau giữa Gardasil 9 với vắc xin HPV nhị giá hoặc tứ giá.

Đang mang thai thì có tiêm vắc xin HPV Gardasil 9 được không?

Vắc xin Gardasil 9 không được khuyến nghị tiêm trong thời gian mang thai. Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc xin này đối với thai kỳ, và mặc dù không có bằng chứng cho thấy nó gây hại cho thai nhi, việc tiêm vắc xin HPV nên được hoãn lại cho đến sau khi sinh​. Nếu bạn phát hiện mình có thai sau khi đã tiêm một hoặc hai liều, bạn nên ngừng các liều còn lại và tiếp tục sau khi sinh.

Các trường hợp không nên tiêm vaccine HPV

Tiêm HPV là hoạt động tiêm vào cơ thể một loại vắc xin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại HPV gây ra, được chỉ định cho nam và nữ từ 9-45 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục, lập gia đình, dậy thì hay sinh con hay chưa. Tuy nhiên, tương tự các loại vắc xin khác, vaccine HPV cũng có những trường hợp chống chỉ định, không nên tiêm HPV bao gồm: (3)

Vắc xin HPV tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh nhất ở trẻ vị thành niên, tức giai đoạn trẻ chưa bắt đầu quan hệ tình dục, tỷ lệ lây nhiễm HPV là rất thấp. Do đó, Tổ chức Y tế (WHO) khuyến cáo độ tuổi thích hợp nhất nên tiêm HPV là từ 9-14 tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. (4)

Tiêm HPV mũi 1 xong có bầu có ảnh hưởng gì không? Tiêm tiếp mũi 2 được không?

Tính cho đến hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh vắc xin HPV gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé toàn diện nhất trong suốt thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu không nên tiêm chủng vắc xin HPV trong giai đoạn mang thai. Trong trường hợp đang tiêm vắc xin HPV thì phát hiện ra có thai, mẹ bầu sẽ hoãn tiêm và tiêm lại sau khi sinh con.

⇒ Bạn có thể tìm hiểu chi tiết: Tiêm HPV xong có thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần làm gì?

Vắc xin HPV đã được kiểm chứng đảm bảo an toàn cho người tiêm chủng. Tuy nhiên, tương tự như nhiều loại vắc xin khác, mũi tiêm HPV có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, nhưng hầu hết đều rất nhẹ nhàng và nhanh khỏi. Cụ thể, sau mũi tiêm HPV, người tiêm có thể gặp các phản ứng thông thường như đau, sưng đỏ ở vị trí tiêm, sốt nhẹ và đau đầu.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là cách cơ thể phản ứng để tạo kháng thể. Bạn hãy tập trung nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất và tuyệt đối không chạm mạnh, đắp bất cứ thứ gì vào vùng tiêm để cơ thể mau hồi phục.