Mặc dù không được chính thức công nhận là Quốc hoa nhưng hoa anh đào (Sakura) từ xưa đến nay vẫn luôn là loài hoa rất được coi trọng ở Nhật Bản
Hoa Anh Đào biểu tượng của cái đẹp
Hiện nay, hoa Anh Đào được trồng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,…nhưng khi nhắc đến hoa Anh Đào, người ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Tại Nhật, có hơn 200 loài hoa Anh Đào được phát hiện. Có loại hoa mọc dại trên núi, có loại hoa lai được tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoại của con người. Một số loại hoa tiêu biểu như: Oyamsakura, Yamasakura, Oshimasakura, Edohigan, Someiyoshino, Kasumisakura.
Hoa Anh Đào biểu tượng của cái đẹp
Vào mùa hoa Anh Đào nở rộ, người Nhật thường tụ tập ở nơi có nhiều cây hoa như bờ sông, đền, chùa, công viên,…để ngắm hoa. Ở đó, họ vừa uống rượu saka, ăn uống, hát hò vừa ngắm vẻ đẹp của hoa Anh Đào. Hình ảnh những bông hoa nở rộ như báo hiệu một mùa xuân mang đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Vào tuần thứ 2 của tháng 4, lễ hội hoa Anh Đào được tổ chức khắp nơi để đón chào mùa xuân mới.
Mặc dù hoa Anh Đào rất đẹp nhưng thời gian tồn tại ngắn ngủi, lúc hoa tàn cũng là thời điểm hoa nở đẹp nhất. Không giống như các loài hoa khác, loài hoa này chỉ cần một cơn gió thoáng qua là cánh hoa đã lìa cành. Vì thế, nó đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp đối với người Nhật.
Hoa Anh Đào biểu tượng cho sức sống mãnh liệt
Hoa Anh Đào có vẻ đẹp mong manh rực rỡ khi nở rộ thành từng mảng. Chính hình ảnh đó mang đến một thông điệp: “Con người dù ở trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải cố gắng vươn lên và không được đầu hàng số phận”. Thời gian tồn tại của một bông hoa Anh Đào kéo dài từ 7-15 ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Do vậy, loài hoa này biểu tượng cho sự ngắn ngủi bi thương của võ sĩ Samurai. Theo truyền thuyết kể lại rằng, hoa Anh Đào được sinh ra từ thanh kiếm của võ sĩ Samurai. Sau khi người võ sĩ này tự kết liễu sinh mạng mình bằng thanh kiếm đó tại vùng núi Phú Sĩ. Vì vậy, hoa Anh Đào được người Nhật coi là linh hồn của tinh thần võ sĩ đạo.
Hoa Anh Đào biểu tượng cho sức sống mãnh liệt
Cách trồng cây hoa anh đào tại nhà
Để trồng hoa anh đào thì ta có thể sử dụng rất nhiều cách. Thế nhưng đơn giản nhất là dùng phương pháp gieo hạt:
Lưu ý khi chăm sóc cây hoa anh đào Nhật Bản
Khi trồng và chăm sóc cây hoa anh đào thì nên trồng nơi cao ráo không úng ngập, thoát nước tốt.
Khi cây bị ngập nước thì rất dễ bị chết. Vì vậy hãy chú ý giữ cho lớp đất khô ráo và tốt nhất là hãy trồng cây ở nơi thoáng nước.
Bên trên là những điều độc đáo từ hoa anh đào Nhật Bản, mong qua bài viết trên các bạn có thể biết thêm nhiều thông tin đặc sắc về hoa anh đào Nhật Bản cũng như ý nghĩa và cách trồng chúng tại nhà.
Nhật Bản có rất nhiều loại hoa anh đào (sakura); hơn 200 giống cây trồng có thể được thấy ở đó. Theo một phương pháp phân loại khác, người ta cho rằng có hơn 600 giống cây trồng hoa anh đào ở Nhật Bản. Theo nhật báo Tokyo Shimbun, có 800 loại hoa anh đào ở Nhật Bản.
Theo kết quả phân tích DNA của 215 giống cây trồng do Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản Nhật Bản thực hiện vào năm 2014, nhiều giống cây anh đào đã lan rộng khắp thế giới là giống lai giữa các loài được tạo ra bằng cách lai giữa anh đào Oshima và Prunusu jamasakura (Yamazakura) với nhiều loài hoang dã khác nhau.
Trong số những giống này, Nhóm Sato-zakura, và nhiều giống khác có số lượng lớn cánh hoa, và giống tiêu biểu là Prunus serrulata ‘Kanzan’.
Các loài, giống lai và giống thứ sau đây được dùng cho giống hoa anh đào:
Loại hoa anh đào phổ biến nhất ở Nhật Bản là Somei Yoshino (anh đào Yoshino). Hoa của nó có màu trắng gần như tinh khiết, nhuốm màu hồng nhạt, đặc biệt là gần thân cây. Chúng nở hoa và thường rụng trong vòng một tuần trước khi ra lá.
Do đó, cây trông gần như trắng từ trên xuống dưới. Giống này lấy tên từ làng Somei (nay là một phần của Toshima ở Tokyo). Nó được phát triển vào giữa đến cuối thế kỷ 19 vào cuối thời kỳ Edo và đầu thời kỳ Minh Trị.
Somei Yoshino gắn liền với hoa anh đào đến nỗi thể loại phim jidaigeki và các tác phẩm hư cấu khác thường miêu tả sự đa dạng trong thời kỳ Edo hoặc sớm hơn; những mô tả như vậy là hoài niệm lỗi thời.
Prunus × kanzakura ‘Kawazu-zakura’ là giống cây đại diện nở hoa trước khi mùa xuân đến. Nó là giống lai tự nhiên giữa anh đào Oshima và Prunus campanulata, và được đặc trưng bởi những cánh hoa màu hồng đậm. Những cây anh đào dại thường không nở hoa vào mùa lạnh vì chúng không thể đâm chồi nếu chúng nở hoa trước mùa xuân khi côn trùng thụ phấn bắt đầu di chuyển.
Tuy nhiên, người ta cho rằng ‘Kawazu-zakura’ nở sớm hơn vì là loài lai giữa Prunus campanulata (từ Okinawa, vốn không mọc tự nhiên ở Honshu) lai với anh đào Oshima. Ở các loài hoang dã, ra hoa trước mùa xuân là một đặc điểm bất lợi trong quá trình chọn lọc, nhưng ở các giống cây trồng như ‘Kawazu-zakura’, ra hoa sớm và các đặc tính của hoa được ưu tiên hơn và chúng được nhân giống bằng cách ghép.
Hoa anh đào về cơ bản được phân loại theo loài và giống cây trồng, nhưng ở Nhật Bản, chúng thường được phân loại theo tên cụ thể dựa trên đặc điểm của hoa và cây. Những cây anh đào có nhiều cánh hoa hơn những cây anh đào năm cánh thông thường được phân loại là yae-zakura (sakura hoa kép), và những cây có cành rũ xuống được phân loại là shidare-zakura hoặc anh đào rủ.
Hầu hết yae-zakura và shidare-zakura đều là giống cây trồng. Các giống shidare-zakura nổi tiếng là ‘Shidare-zakura’, ‘Beni-shidare’ và ‘Yae-beni-shidare’, tất cả đều có nguồn gốc từ loài hoang dã Prunus itosakura (đồng nghĩa Prunus subhirtella hoặc Edo higan).
Màu sắc của hoa anh đào nói chung có sự chuyển màu giữa trắng và đỏ, nhưng có những giống có màu khác thường như vàng và xanh lục. Các giống tiêu biểu là Prunus serrulata ‘Grandiflora’ A. Wagner (Ukon) và Prunus serrulata ‘Gioiko’ Koidz (Gyoiko) được phát triển vào thời kỳ Edo của Nhật Bản.
Vào năm 2007, cơ sở nghiên cứu và phát triển Riken đã sản xuất một giống cây trồng mới có tên là ‘Nishina zao’ bằng cách chiếu xạ các cây anh đào bằng chùm ion nặng lần đầu tiên trên thế giới. Giống này được sản xuất từ Prunus serrulata ‘Gioiko’ (Gyoiko) với cánh hoa màu xanh lá cây, và được đặc trưng bởi hoa màu vàng-lục-trắng nhạt khi nở và hoa màu vàng hồng nhạt khi rụng. Riken đã sản xuất ‘Nishina otome’, ‘Nishina haruka’ và ‘Nishina komachi’ theo cách tương tự
Trên đây là một số thông tin về Hoa Anh Đào Nhật Bản mà Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quốc hoa của xứ sở mặt trời mọc.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Cách trồng và chăm sóc hoa anh đào nhật bản
Một số mẹo trồng và chăm sóc hoa anh Đào như:
Hoa Anh Đào biểu tượng của sự khiêm nhưỡng & nhẫn nhịn
Ngoài biểu tượng đặc trưng cho sức sống mãnh liệt, cái đẹp, hoa Anh Đào còn biểu tượng cho sự khiêm nhường nhẫn nhịn. Truyền thống Nhật Bản có quy tắc, lễ nghi mà mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của từng người tham gia trong giao tiếp. Biểu hiện trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện nghi thức chào hỏi. Tất cả lời chào của người Nhật đều phải cúi mình và kiểu cúi chào phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội và địa vị xã hội của từng người khi tham gia giao tiếp.
Hoa Anh Đào biểu tượng của sự khiêm nhưỡng & nhẫn nhịn
Người Nhật có ý thức tự trọng rất cao và chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy thoải mái. Họ không bao giờ làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình. Cho dù họ đang gặp phải những chuyện đau buồn nhưng khi nói chuyện, họ vẫn luôn mỉm cười. Đó là tính cách khiêm nhường, nhẫn nhịn giống như bông hoa Anh Đào sẵn sàng rơi xuống dù cho đang ở độ xuân sắc.
Nhật bản - Nhắc đến đất nước mặt trời mọc là ai trong chúng la cũng hiện hữu được hình ảnh những rừng hoa anh anh đào với những cánh hoa đang nô nức bay trong gió. Một khung cảnh thật tuyệt vời như đang chào đón mọi lữ khánh đang rất muốn đặt chân lên sứ sở hoa anh đào này dù chỉ một lần.
Nhưng ít ai biết và để ý đến ý nghĩa, truyền thống và văn hóa của hoa anh đào trong tâm trí, cuộc sống người Nhât. Cuối tháng 3, đầu tháng 4, không chỉ người dân Nhật Bản mà cả người dân thế giới đều nhắc tới hoa anh đào bung nở, khoe màu tinh khiết...là thời điểm tuyệt vời nhất cho chuyến du lịch Nhật Bản của bạn và người thân.
Có truyền thuyết cho rằng hoa anh đào - sakura là cách gọi từ Sakuya là tên của nữ thần Konohara Sakuya- một vị thần trong tác phẩm văn học cổ của Nhật Bản có tên là Cổ sự ký- Kojiki. Vị thần này là người đầu tiên đã gieo hạt hoa anh đào trên núi Phú sĩ, do vậy được suy tôn là nữ thần Sakura. Vị nữ thần này có sắc đẹp tuyệt trần tựa hoa, và khi hoa anh đào nở cũng đẹp vô cùng, làm say đắm nhân gian. Và người Nhật Bản tin rằng hoa anh đào Sakura bất nguồn từ đó.
Hoa anh đào Nhật bản đã được nhân giống thành công ở Mỹ và Hàn Quốc. Ở hai nước này tuy việc ngắm hoa anh đào chưa trở thành lễ hội có quy mô lớn như ở Nhật Bản, nhưng cũng là một nét văn hóa đẹp trong văn hóa của mỗi nước.
Đối với người Nhật Bản, Hoa Anh Đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.
Hoa anh đào thể hiện vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết nhưng cũng hùng hồn, tượng trưng cho tính cách của người Nhật Bản.
Hoa anh đào rụng một cách khoan dung, buồn bã và hùng hồn. Khoan dung vì chỉ sau vài ngày nở sẽ là hoa bắt đầu héo; buồn là vì nó nhắc nhở đến cuộc đời mong manh và ngắn ngủi. Hùng hồn vì bông hoa có cuộc đời ngắn ngủi này đã khẳng định một nét thẩm mỹ đáng tự hào của người Nhật Bản rằng những gì đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc đời thường hiếm khi tồn tại lâu, rằng chính sự tàn phai sớm cũng là một nét đẹp, nó tắt lụi đúng đỉnh cao rực rỡ của mình, đã thể hiện một cái đẹp cao cả nhất.
Hoa anh đào nở trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5, trải dọc theo các khu vực của Nhật Bản từ Nam tới Bắc (miền Bắc do lạnh nên hoa anh đào thường nở muộn hơn). Hoa anh đào nở sớm nhất ở khu vực Okinawa rồi tới khu vực miền Trung Nhật Bản như Kyusyu, Kanto và kết thúc ở khu vực Hokkaido (phía Bắc Nhật Bản).
Và thời kỳ đẹp nhất là đầu tháng tư, nghĩa là thời kỳ hoa nở rộ (mankai). Đây đúng là thời điểm đẹp nhất cho việc ngắm hoa anh đào, mà người Nhật gọi là Hanami. Hiện theo thống kê sơ bộ, Nhật bản có khoảng hơn 1 triệu cây hoa anh đào trên khắp toàn quốc.
Mùa anh đào nở rộ cũng báo hiệu mùa xuân bắt đầu - mùa của những mầm xanh lộc biếc, mùa của hy vọng.
Cũng như mọi năm, ở Nhật Bản, công việc như bị chững lại để dành trọn cho các buổi picnic ngắm hoa anh đào hanami, lễ hội hanami hay các sự kiện khác liên quan tới hoa anh đào. Năm nay do thời tiết ấm áp hơn mọi năm, nên hoa anh đào nở sớm hơn và lễ hội ngắm hoa ở từng địa phương cũng sớm hơn.
Mọi người trong công sở sẽ gác lại công việc để đến một công viên nào đó ở Tokyo hay Kyoto, Tochigi... ăn uống, vui vẻ bàn chuyện và thực sự thư giãn dưới những tán hoa anh đào nở rộ, phảng phất mùi hương thơm nhẹ.
Có một quy định quan trọng được đặt ra, đó là: không được hái các cánh hoa, để cho vẻ đẹp của nó được mọi người thưởng thức. Người ta cũng cho rằng những cánh hoa anh đào rơi là những linh hồn được tái sinh của những chiến binh đã ngã xuống và bạn không nên có bất kỳ tác động nào lên đó.
Người Nhật luôn dành thời gian đi ngắm hoa anh đào.
Dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân ở Nhật Bản là khi bản tin thời tiết trên tivi chiếu bản đồ quốc gia cho thấy những nơi hoa anh đào nở. Từ thời điểm đó, tất cả các bản tin thời tiết sẽ theo dõi diễn biến nở rộ của hoa anh đào trên khắp nước Nhật cho đến tận khi những cánh hoa cuối cùng đã tàn.
Người Nhật xem bản tin dự báo hoa anh đào nở, hay còn gọi là “sakura zensen”, một cách vô cùng nghiêm túc. Vì hoa anh đào nở rộ chỉ tồn tại trong khoảng vài ngày cho đến gần một tuần, tùy thuộc vào thời tiết nếu có gió và mưa. Do đó việc biết chính xác những ngày nào là ngày thật hoàn hảo cho “hanami”, nghĩa là ngắm hoa (hana nghĩa là hoa, mi nghĩa là ngắm) là cực kỳ quan trọng.
Hoa anh đào nở đúng vào mùa xuân - thể hiện một sự phát triển mới, thịnh vượng mới. Người Nhật tin rằng hoa anh đào đem lại nhiều may mắn.
Năm học mới của Nhật Bản cũng bắt đầu vào tháng 4, mùa hoa anh đào mãn khai, nở rộ nhất và đẹp nhất. Do vậy, Nhật Bản cũng hy vọng mùa anh đào nở cũng gắn kết với sự trưởng thành viên mãn nhất của cuộc đời một con người.
Hoa anh đào thể hiện vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết nhưng cũng hùng hồn, tượng trưng cho tính cách của người Nhật Bản. Do vậy, nó trở thành nét đẹp văn hóa.
Truyền thông nước ngoài đã nói rất hay rằng Nhật Bản đã dùng hoa Anh đào để “mê hoặc” con người, để thực hiện chính sách ngoại giao. Thực ra không có khái niệm ngoại giao hoa anh đào, mà khái niệm này dựa trên nguồn gốc của khái niệm ngoại giao văn hóa. Đây là khái niệm khó và rộng, nhưng có thể nói đơn giản nhất là Nhật Bản muốn quảng bá, gây ảnh hưởng của nền văn hóa đẹp dân tộc mình (hoa anh đào chỉ là một trong nhiều cái đẹp văn hóa mà Nhật Bản sở hữu) đến với thế giới, khiến các nước phải thừa nhận và tiếp nhận.
Hoa anh đào của Nhật Bản vừa có sắc, vừa có hương, khác với các loại hoa anh đào trên thế giới. Mặt khác, hoa anh đào lại được khoác lên một triết lý sâu sắc, một tinh thần dũng mãnh, do vậy nó là niềm tự hào của Nhật Bản để có thế “khoe” với thế giới. Hoa anh đào không chỉ nói trên bàn ngoại giao, mà nó đã hiện hữu trong tâm thức của cả nhân loại. Đó là thành công tuyệt vời của Nhật Bản khi đưa văn hóa Nhật Bản, văn hóa ngắm hoa anh đào đến với thế giới.
--------------------------------------- Trụ sở chính: VIETFOOT TRAVEL - Toà nhà Lotus West Lake Building Đ/c: số 16 ngõ 71 Trịnh Công Sơn – Tây Hồ - Hà Nội Hotline: 0918935005 - 02437868333 Website: https://vietfoottravel.vn Email: [email protected] - [email protected]