Giá Tiêm Ngừa Dại Cho Mèo

Giá Tiêm Ngừa Dại Cho Mèo

Vắc xin bệnh dại cho chó và mèo là vắc xin cốt lõi được khuyến nghị tiêm phòng cho mọi chó mèo ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt tại nhiều nước, việc tiêm phòng dại cho chó mèo là bắt buộc theo pháp luật. Tại Việt Nam, tiêm phòng dại cho chó mèo tuy vẫn là quyền lựa chọn của chủ nuôi nhưng ngày càng có nhiều người hiểu được lợi ích của phòng bệnh dại và cho thú cưng tiêm phòng đầy đủ.

Vắc xin Rabisin tiêm phòng dại cho chó mèo

Ngay cả chó mèo nuôi trong nhà cũng cần được tiêm phòng dại vì bạn không bao giờ biết khi nào chúng có thể trốn khỏi nhà, tiếp xúc với chó mèo nhiễm bệnh hoặc các loại động vật hoang khác. Khi bạn tiêm phòng bệnh dại cho thú cưng của mình, bạn sẽ bảo vệ cả chúng và các thành viên trong gia đình bạn.

Vắc xin bệnh dại là vắc xin có độ an toàn rất cao và cực kỳ hiệu quả trong tạo miễn dịch khi được tiêm theo lịch trình thích hợp. Khi cho chó mèo tiêm phòng dại, bạn sẽ được cung cấp sổ tiêm phòng, lưu giữ thời gian tiêm, loại thuốc được tiêm, số lô thuốc, thời gian tiêm mũi nhắc lại…

Tại phòng khám Thú Y Tên Lửa, chúng tôi cung cấp vắc xin phòng bệnh dại Rabisin của Việt Nam, có giá 70K/mũi, tiêm được trên cả chó và mèo. Bạn lưu ý, chỉ nên chích vắc xin dại khi chó mèo của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống bình thường.

Sử dụng huyết thanh phòng dại khi được chỉ định

Huyết thanh phòng dại là một phần quan trọng của tiêm phòng dại và được sử dụng khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại. Hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không từ chối việc sử dụng huyết thanh khi được chỉ định.

Tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo – giải pháp phòng ngừa bệnh Dại

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn chỉ đạo tăng cường các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

Công tác phòng ngừa bệnh Dại trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào, xoay quanh nội dung này, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp có cuộc trao đổi với ông Võ Bé Hiền - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.

- Phóng viên: Thưa ông, hiện nay việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo trên địa bàn tỉnh được thực hiện như thế nào, đã đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định hay chưa? Nếu chưa, thì nguyên nhân do đâu, khó khăn, kiến nghị gì?

Ông Võ Bé Hiền - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh

- Ông Võ Bé Hiền: Thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm và thủy sản hằng năm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thường xuyên rà soát, thống kê tổng đàn chó, mèo. Trên cơ sở đó, đề xuất số lượng vắc xin phòng bệnh Dại cần mua vào Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.

Vắc xin phòng bệnh Dại được phân bổ dựa vào tổng đàn chó mèo của địa phương để đảm bảo các huyện, thành phố tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó mèo. Năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại trên đàn chó, mèo chỉ đạt 64,68% (22.105/38.976 con), chưa đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định.

Số lượng vắc xin Dại, các huyện, thành phố nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo là 13.350 liều. Hiện đã tiêm được 13.350 con chó, mèo, chiếm tỷ lệ 41,4% tổng đàn (tổng đàn 32.283 con).

Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh Dại từ đầu năm đến nay còn thấp (dưới 50% tổng đàn), do đang trong quá trình triển khai tiêm phòng. Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức về nguy cơ và tác hại của bệnh Dại đối với bản thân và cộng đồng, chưa chủ động mua vắc xin Dại về tiêm phòng cho đàn chó, mèo của mình. Vì vậy, nguy cơ xảy ra bệnh Dại trên đàn chó, mèo là rất cao nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương trong tỉnh chưa được quan tâm như việc thống kê đàn chó, mèo; kiểm tra, xử lý các trường hợp không tuân thủ việc đăng ký nuôi chó, tiêm phòng bệnh Dại, thả chó chạy rông v.v..

Nhân viên thú y tiêm phòng vắc xin Dại cho chó. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cung cấp

- Phóng viên: Ông có đề xuất, kiến nghị gì để khắc phục những hạn chế nêu trên?

- Ông Võ Bé Hiền: Tôi cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo theo các công văn chỉ đạo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Dại đã ban hành.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cần thực hiện tốt việc quản lý, thống kê, cập nhật thông tin và lập sổ theo dõi đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn; chỉ đạo nhân viên thú y khẩn trương tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, đàn mèo trong diện phải tiêm phòng theo quy định của pháp luật; yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký và tiêm phòng vắc xin phòng Dại; chấp hành việc xích, nhốt chó; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải có người dắt và đeo rọ mõm theo đúng quy định.

Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.

Cơ quan y tế kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

- Phóng viên: Người dân liên hệ với cơ quan, đơn vị nào để tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo? Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi, để vật nuôi cắn người v.v. sẽ có các hình thức xử lý nào?

- Ông Võ Bé Hiền:  Để tiêm phòng cho chó, mèo, người dân liên hệ với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn hoặc đến các bệnh viện thú y, phòng khám thú y, dịch vụ thú y gần nhất.

Người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu để vật nuôi cắn người v.v. đã được quy định cụ thể trong mục 2, phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm nhân sự khi để vật nuôi cắn người v.v. đã được quy định cụ thể trong mục 2, phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chính phủ đã có Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi sẽ bị xử lý hành chính theo theo khoản 2, Điều 7, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP, với mức xử phạt từ 01 triệu đến 02 triệu đồng.

- Phóng viên: Trong năm 2023, mặc dù tỉnh Đồng Tháp chưa có trường hợp tử vong do bị chó, mèo cắn, tuy nhiên, việc phòng ngừa là hết sức cần thiết. Vậy giải pháp của ngành chuyên môn để phòng ngừa bệnh Dại là gì, thưa ông?

- Ông Võ Bé Hiền:  Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm truyền lây cho nhiều loài và tỷ lệ tử vong khi mắc phải lên đến 100%. Do đó, việc phòng bệnh Dại luôn luôn được ngành quan tâm đặt lên hàng đầu.

Hằng năm, đơn vị xây dựng Kế hoạch tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí mua vắc xin Dại để tiêm phòng miễn phí cho chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh, xây dựng câu chuyện truyền thanh, in ấn tờ rơi về công tác phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo để tuyên truyền.

Tập huấn về kỹ thuật bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông, nhằm trang bị kiến thức, kỹ thuật cho thành viên tham gia bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông. Triển khai xây dựng vùng an toàn bệnh Dại động vật theo Kế hoạch số 369/SNN-KHTC ngày 25/01/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2024.

Chi cục đã ban hành Thông báo số 198/TB-CNTYTS ngày 26/01/2024 về việc nuôi và tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo năm 2024.

Ngoài ra, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chế phối hợp số 849/QCPH-YT&NNPTNT ngày 20/6/2023 về Phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Nhân viên thú y xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Dại ở chó, mèo; khi phát hiện có chó, mèo nghi mắc bệnh Dại thì tiến hành kiểm tra, xác minh và phối hợp cùng với địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan rộng.

- Phóng viên: Ông có khuyến cáo như thế nào về cách thức xử trí khi bị chó, mèo cắn?

- Ông Võ Bé Hiền: Khi bị chó, mèo cắn nạn nhân phải thực hiện 03 việc quan trọng sau:

Đối với người bị chó mèo cắn phải rửa vết thương bằng xà phòng và đi ngay đến cơ sở y tế sơ cứu và tư vấn việc điều trị dự phòng theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT. Người bị chó mèo cắn không được chủ quan đi diều trị bằng thuốc Nam hay thuốc Bắc.

Khai báo thông tin đặc điểm nhận dạng về con chó, mèo; thông tin chủ chó, nơi xảy ra tai nạn với cơ quan y tế hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, để cơ quan thú y và cơ quan y tế tiến hành điều tra theo quy định.

Đối với chó, mèo cắn người phải được cách ly và theo dõi trong vòng 14 ngày.

- Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!