Học Sinh Mới Đến Trường Bán Trú Không

Học Sinh Mới Đến Trường Bán Trú Không

Học bán trú hiện nay được ngành giáo dục Việt Nam quan tâm trú trọng, việc này giúp gia đình và học sinh thuận tiện cho việc học của con cái. Độ tuổi từ mầm non đến tiểu học hay thậm chí là THCS, THPT việc nuôi dưỡng và tìm được cho con em mình một môi trường học tập tốt nhất luôn là vấn đề khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng quan tâm. Đặc biệt là ở Bắc Ninh, nơi mà có vô số các trường học tốt được thành lập thì nó lại là một vấn đề hết sức nan giải. Một ngôi trường vừa đáp ứng được việc học tập vui chơi cho các em, vừa giải quyết được những lo lắng của các bậc phụ huynh khi không có thời gian để đưa đón con em đi học. Vậy giải pháp trường bán trú liệu có phải là phương án tối ưu, Fschool Bắc Ninh sẽ giải quyết vấn đề mà các cha mẹ đang tìm kiếm?

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT

FSchool Bắc Ninh hàng ngày cùng cấp gần 1000 suất ăn cho học sinh toàn trường. 100% các em sẽ ăn bán trú nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng cho từng bữa ăn được nhà trường đặc biệt chú trọng.

Bếp ăn của trường gồm 02 tầng, chia ra thành khu vực nấu bếp và khu vực nhà ăn cách biệt. Bếp ăn được sắp xếp theo quy tắc 01 chiều đảm bảo an toàn khi chế biến từ khâu sơ chế cho tới khâu thành phẩm. Bếp được vận hành bởi đơn vị Ourhome thuộc tập đoàn uy tín tại Hàn Quốc. Thông tin và thực đơn hàng tuần sẽ được nhà trường cập nhật trên phần mềm My FPT Schools để phụ huynh nắm bắt, tham khảo và góp ý kịp thời.

Để đảm bảo cho học sinh bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng, an toàn Ban lãnh đạo trường thường xuyên theo dõi và giám sát chặt chẽ, cử cán bộ chuyên trách phụ trách quy trình từ khâu tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến và chia suất ăn.

Tất cả thực đơn đều được các chuyên gia dinh dưỡng xây dựng dựa theo sự phát triển và thể trạng của từng đối tượng học sinh. Hàng tuần nhà trường sẽ cùng đại diện bếp ăn và đại diện học sinh đóng góp và điều chỉnh thực đơn 01 lần.

Trường định kỳ sẽ tổ chức buổi kiểm tra và đánh giá các nhà cung ứng thực phẩm, ký hợp đồng với nhà cung cấp uy tín, trách nhiệm và chứng minh đầy đủ giấy tờ về nguồn gốc thực phẩm đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được các cấp có thẩm quyền xác nhận.

Từ những nỗi băn khoăn về dinh dưỡng học đường của phụ huynh khi cho học bán trú, với bài viết và thông tin trên hy vọng sẽ giúp Quý phụ huynh phần nào nắm bắt được nội dung quan trọng về dinh dưỡng học đường.

Trường Tiểu học Suối là một một trong số những trường trọng điểm của Thành phố Bắc Ninh. Ngoài giảng dạy và có thành tích học tập tốt trường còn được các Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm tới chất lượng từng bữa ăn bán trú.

Ngoài chú trọng vào đảm bảo đảm cơ sở vật chất, trường luôn ưu tiên lựa chọn công ty cung ứng thực phẩm có đủ điều kiện về ATTP, nhân viên phục vụ, giám sát công tác bán trú.

nhà trường luôn phải kiểm tra hằng ngày, có sổ theo dõi, mời phụ huynh luân phiên đến ăn cùng học sinh để tăng cường giám sát công tác học bán trú tại nhà trường, đồng thời đề xuất khi khẩu phần ăn của các con không bảo đảm. Vấn đề này luôn được nhà trường duy trì thường xuyên để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm một cách hiệu quả, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực đối với học sinh.

Đọc thêm: Dinh dưỡng học đường nỗi băn khoăn của phụ huynh khi cho con học bán trú

Hoàng Hoa Thám là trường được đầu tư về cơ sở vật chất, và chất lượng giảng dạy, những năm gần đây theo chỉ đạo từ ngành giáo dục Tỉnh nhà, trường thực hiện ăn bán trú cho học sinh trong trường.

Nhà trường đã phối hợp cùng với Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh bố trí bếp ăn một chiều, sắp xếp đồ dùng, trang thiết bị khoa học, hợp lý để bếp luôn thoáng khí, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Thực phẩm tươi sống sử dụng hết trong ngày, thức ăn được lưu nghiệm sau 24 giờ.

Ban Giám hiệu, cùng với hội phụ huynh học sinh chỉ đạo, theo dõi, việc lên thực đơn, bữa ăn của học sinh trong tuần đa dạng và thay đổi theo mùa, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn luôn nóng sốt, phù hợp với khẩu vị của học sinh.

Hình thức trường học bán trú được tổ chức như thế nào?

Trường bán trú là hình thức tổ chức sinh hoạt học tập và nghỉ ngơi cả ngày cho học sinh. Đặc biệt thường dành cho các em nhỏ, chưa thể tự đến trường được. Hình thức này rất phù hợp cho các vị phụ huynh bận rộn, đi làm cả ngày, chỉ có thể đưa đón con và buổi sáng và sau khi tan làm.

Học bán trú hiện nay là giải pháp hữu ích cho rất nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian đưa đón con đi học, việc học bán trú sẽ giúp phụ huynh không phải đưa đón con đi học nhiều lần.

Ưu điểm tiếp theo của học bán trú đó chính là học sinh có nhiều thời gian học tập và nghỉ ngơi ở trường hơn, được học tập và sinh hoạt với tập thể nhiều hơn. Thời gian nghỉ trưa sẽ kéo dài hơn vì sau khi học xong các em học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động được lên giáo án sẵn của nhà trường, sinh hoạt có điều độ và giờ giấc.

Việc học bán trú còn giúp cho các em học sinh tự lập hơn với cuộc sống của mình, các em sẽ phải tự ăn và sinh hoạt giống các bạn, rèn tính kỷ luật, ngăn nắp và sinh hoạt đúng giờ.

Còn rất nhiều ưu điểm khác mà việc học bán trú mang lại cho cả phụ huynh, học sinh và nhà trường những bên cạnh những ưu điểm thì thực trạng học bán trú hiện này còn tồn tại rất nhiều nhược điểm mà cần chúng ta phải đưa ra những hướng khắc phục. Nội dung bên dưới sẽ nếu ra một số thực trạng khó khăn mà bán trú gặp phải.

KHÔNG DẠY KIẾN THỨC VĂN HÓA TRONG HÈ

Ngày 19.6, Trường tiểu học Thiên Hộ Dương, Q.10, khai mạc hoạt động hè tại trường. "Chúng tôi tổ chức khóa hè trong 6 tuần, từ 19.6 - 31.7, tới nay đã có 170 em HS từ 6 - 11 tuổi tham gia. HS từ nhiều trường tiểu học khác của Q.10 cũng tới đây tham gia. Có em tháng 9 này mới vào lớp 1 gia đình cũng cho con tham gia CLB hè để làm quen môi trường lớp học. Hay có nhiều HS lớp 5 đã ra trường nhưng gia đình vẫn gửi con tham gia khóa hè, vì ở nhà không ai trông, tới đây thì con vui vì được rèn luyện nhiều kỹ năng, gặp gỡ bạn bè" thầy Trần Anh Huy, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

"Nhiều năm qua, chỉ trừ mấy năm có dịch Covid-19 là trường không tổ chức hoạt động hè, còn lại năm nào cũng làm, vì nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Ai cũng mong có chỗ gửi con an toàn, bổ ích để yên tâm đi làm", thầy Huy nói thêm.

Hè này, Trường tiểu học Thiên Hộ Dương có 14 CLB hoạt động đan xen nhau, từ 7 giờ 30 - 16 giờ 30. Tất cả các CLB đều do giáo viên nhà trường tự nguyện đăng ký làm việc trong hè phụ trách. "Giáo viên phụ trách CLB nào sẽ gửi kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục của CLB đó để ban giám hiệu đóng góp ý kiến, phê duyệt. Trong quá trình diễn ra các hoạt động của CLB, ban giám hiệu sẽ tới dự giờ, đánh giá, góp ý", thầy Trần Anh Huy cho hay.

Thầy Huy cũng nhấn mạnh các hoạt động trong hè không nhằm dạy kiến thức mới như trong sách giáo khoa, HS khi đến trường không phải mang theo bất cứ sách vở, học cụ gì. Nhà trường trang bị đủ đồ dùng, học liệu… trong quá trình các em tham gia CLB. Tiêu chí của các CLB là vui vẻ, bổ ích, sáng tạo, cho HS được trải nghiệm, khám phá, phát triển các kỹ năng, phẩm chất.

Cô Tống Thị Mai Hương, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, cũng nhấn mạnh các hoạt động hè được tổ chức đúng theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM, tập trung rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho HS; xây dựng kế hoạch hoạt động của các CLB đa dạng hình thức, thu hút HS tham gia; không tổ chức dạy kiến thức văn hóa trong dịp hè, việc ôn tập văn hóa trong hè chỉ dành cho HS có học lực yếu, kém…

Một hoạt động hè dành cho học sinh tại Trường tiểu học Thiên Hộ Dương, Q.10

Ở bậc mầm non, cô Lê Cẩm Linh, Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, cho biết các hoạt động trong hè không dạy kiến thức mới mà chủ yếu nhằm giúp cho trẻ được vui chơi, tập luyện thể dục thể thao, bồi dưỡng năng khiếu, tham gia các trò chơi vận động, phát triển nhận thức, thẩm mỹ, tham gia các hội thi như kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, vẽ tranh, múa hát…

Dù vậy, theo cô Linh, phương pháp giáo dục bậc mầm non là học thông qua chơi. Do đó, qua các trò chơi được tổ chức trong hè, trẻ cũng học được nhiều kỹ năng mới. Như thông qua trò chơi đá bóng, trẻ học được tính kỷ luật, nền nếp, kiên nhẫn, biết nhường nhịn. Trò chuyện, giao lưu với bạn cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ…

Ban giám hiệu các trường học đều cho biết khi tổ chức hoạt động hè, yếu tố an toàn cho HS được đặt lên hàng đầu.

Cô Tống Thị Mai Hương cho biết dù hiện tại Trường tiểu học Hòa Bình chỉ có gần 40 HS ở lại ăn suất ăn bán trú (số còn lại tham gia một buổi, gia đình đón về buổi trưa), song bộ phận cấp dưỡng của nhà trường vẫn tự nấu cho các HS như trong năm học, đảm bảo bếp ăn một chiều, an toàn vệ sinh thực phẩm, các suất ăn nóng sốt, kiểm soát được thực phẩm đầu vào.

Thầy Trần Anh Huy cũng cho hay tất cả các suất ăn bán trú trong hè của HS được nấu tại bếp ăn của trường. "Việc kiểm soát an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú được thực hiện nghiêm ngặt như trong năm học. Bếp ăn nằm trong trường học cũng thuận tiện cho ban giám hiệu, bộ phận y tế trường học giám sát quy trình từ tiếp phẩm, sơ chế, nấu ăn, lưu mẫu đồ ăn hằng ngày, chia suất ăn…", thầy Huy nói.

Dù học hè, số lượng học sinh không đông nhưng việc kiểm soát an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú được các trường thực hiện nghiêm ngặt như trong năm học

Tại Trường mầm non Sơn Ca 14, cô Lê Cẩm Linh nói: "Không phải là hoạt động hè thì làm qua loa. Chúng tôi quan niệm dù là hè hay trong năm học, tất cả mọi hoạt động trong trường, từ tổ chức các hoạt động giáo dục hay chăm sóc trẻ, đều phải chỉn chu, bài bản, khoa học, vì tất cả đều liên quan đến an toàn, sự phát triển của trẻ em". Ngày 19.6, khi PV Thanh Niên có mặt đúng vào giờ ăn trưa, các bé đang được các cô giáo, nhân viên bảo mẫu cho ăn món bánh canh cua tôm thịt. Cô Linh cho biết trẻ mầm non mới trở lại trường trong dịp hè, nên các bữa ăn được thiết kế nhẹ nhàng, dễ ăn, để trẻ làm quen môi trường lớp học.

Phụ huynh Hoàng Dũng cho biết con anh học ở một trường tiểu học ở Q.1, khi biết Trường tiểu học Hòa Bình có tổ chức hoạt động hè, anh rất mừng và đưa con tới đăng ký ngay. "Con có môi trường an toàn, vui vẻ để trải nghiệm, vợ chồng tôi yên tâm đi làm, chiều đón con về. Để con ở nhà chỉ lo con coi ti vi suốt", anh Dũng nói.

Còn chị Thu Hạnh, mẹ của bé 4 tuổi tại Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, cho hay "mong trường năm nào cũng tổ chức giữ trẻ trong hè, để các phụ huynh như mình có nơi tin cậy gửi con, tránh việc phải gửi trẻ vào những cơ sở tự phát".

Trong kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2024 của Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành, Sở yêu cầu rõ các cơ sở giáo dục tập trung chủ yếu vào rèn luyện kỹ năng cho HS, xây dựng và phát triển các câu lạc bộ đa dạng hình thức, thu hút học viên.

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu không tổ chức dạy văn hóa cho HS trong dịp hè, chỉ ôn tập văn hóa cho HS, học viên có học lực yếu, kém.